Soạn giản lược bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
Soạn văn 10 bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung bài soạn
Câu 1:
- Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng sử thi:
- Thủ pháp so sánh: "chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc", "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực..." nhằm làm nổi bật sức mạnh của Đăm Săn.
- Thủ pháp phóng đại: "Một lần xốc tới, chàng vợt một đồi tranh", "khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung"...
- Thủ pháp trùng điệp: "Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây", "Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang…Qua đó, nhằm tô đậm hình ảnh của chàng Đăm Săn với sức mạnh, sự kì vĩ, lớn lao.
- Hiệu quả nghệ thuật: các biện pháp nghệ thuật này nhằm tôn cao vẻ đẹp của người anh hùng sử thi, một vẻ đẹp kì vĩ trong một khung cảnh hoành tráng.
Câu 2:
Câu 3:
- Ở giai đoạn đầu, khi gặp những những khó khăn, Tấm rất thụ động, yếu đuối, thường chỉ khóc không biết làm gì, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài (ông Bụt).
- Đến giai đoạn sau, Tấm đã kiên quyết đấu tranh để giành lại cuộc sống, giành lại hạnh phúc (chim vàng anh, chiếc khung cửi đều lên tiếng dọa Cám và kết thúc truyện. Giai đoạn này Tấm Tấm nhiều lần hóa thân nhưng nhân vật Bụt đã không còn xuất hiện, Tấm đã chủ động trong những hành động của mình
- Sự phát triển tính cách của Tấm đã khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Ban đầu, do Tấm có những mặc cảm về thân phận của mình lại có sự giúp đỡ của nhân vật thần kì nên Tấm còn thụ động. Ở giai đoạn sau, Tấm đã đấu tranh để giành lại cuộc sống và hạnh phúc của mình. => sự phản kháng mạnh mẽ của con người khi bị dồn vào những khó khăn, đồng thời thể hiện tư tưởng của nhân dân lao động: chiến thắng của cái thiện trước cái ác trong cuộc sống.
Câu 4:
Câu 5:
a.
Bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Thân em…”
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tựa vào đâu
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát hạt ra đồng ngoài
Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa
Bài ca dao bắt đầu bằng cụm từ “Chiều chiều…”
Chiều chiều ai đứng hàng ba
Quần đen áo trắng nết na dịu dàng.
Chiều chiều bắt bướm đang bay
Bâng khuâng nhớ bạn, bạn rày nhớ ta.
Chiều chiều bắt nhâm cầm câu
Nhái kêu cái cọ thảm sầu nhái ơi.
Mở đầu các bài ca dao có sự lặp lại như vậy có tác dụng nhấn mạnh để tăng thêm màu sắc gợi cảmcho người nghe.
b. Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ: hạt mưa, trái bưởi, tấm lụa đào, củ ấu gai…; tấm khăn, ngọn đèn…; trăng, sao, mặt trời…
Dân gian thường lấy các hình ảnh đó trong cuộc sống đời thường, trong thiên nhiên, trong lao động sản xuất trở thành hình ảnh ẩn dụ, so sánh, khiến người đọc dễ hình dung
c.
- Cây đa, bến nước, con thuyền:
Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa
Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.
- Gừng cay – muối mặn:
Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau.
Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng, gừng hãy còn cay
Đôi ta tình nặng nghĩa dày
Có xa nhau đi nữa, ba vạn sáu ngàn ngày mới xa
d. Một số bài ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui
Bắc thang lên đến cung mây,
Hỏi sao Cuội phải ấp cây đa cả đời?
Cuội nghe thấy nói, Cuội cười:
Bởi hay nói dối, phải ngồi gốc đa.
Từ nay tôi kệch đến già,
Tôi chẳng dám cấy ruộng bà nữa đâu.
Ruộng bà vừa xấu vừa sâu,
Vừa bé hạt thóc, vừa lâu đồng tiền.
….
Câu 6:
Ví dụ trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương có sử dụng chất liệu văn học từ dân gian là các câu thành ngữ:
Một duyên hai nợ âu đành chịu
Năm nắng mười mưa dám quản công
Hoặc trong thơ của Nguyễn Trãi, trong dân gian có câu thành ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, Nguyễn Trãi đã sáng tạo ngôn ngữ dân tộc lại:
Ở đáng thấp thì nên đáng thấp
Đen gần mực, đỏ gần son”
(Báo kính cảnh giới -21)
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận