Soạn giản lược bài ôn tập truyện và kí

Soạn văn 6 bài Ôn tập truyện và kí giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Phần luyện tập

Câu 1:

STT

Tên tác phẩm hoặc đoạn trích

Tác giả

Thể loại

Tóm tắt nội dung, đại ý

1

Bài học đường đời đầu tiên

Tô Hoài

Truyện ngắn

Miêu tả tính tình xốc nổi và bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

2

Sông nước Cà Mau

Đoàn Giỏi

Truyện ngắn

Vẻ đẹp hùng vĩ đầy sức sống hoang dã của vùng sông nước Cà Mau.

3

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh

Truyện ngắn

Ngợi ca tình cảm hồn nhiên trong sáng và lòng nhân hậu của anh em bé Kiều Phương.

4

Vượt thác

Võ Quảng

Truyện dài

Vẻ đẹp, sức mạnh con người giữa thiên nhiên hùng vĩ.

5

Buổi học cuối cùng

An-phông-xơ Đô-đê

truyện ngắn

Buổi học tiếng Pháp cuối cùng vì chiến tranh. Ca ngợi tình yêu nước.

6

Cô Tô

Nguyễn Tuân

Vẻ đẹp độc đáo của đảo Cô Tô và sinh hoạt người dân.

7

Cây tre Việt Nam

Thép Mới

Hình tượng cây tre giàu sức sống, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, thân thiết.

8

Lòng yêu nước

I-li-a Ê-ren-bua

Tùy bút

Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

9

Lao xao

Duy Khán

Truyện dài

Miêu tả sinh động, chi tiết các loài chim vùng quê đậm sắc màu dân gian.

Câu 2:

Những yếu tố thường có chung trong cả truyện và kí là nhân vật kể chuyện. Kí cũng có thể có hoặc không có nhân vật và cốt truyện (điều thường không thể thiếu trong truyện ngắn).

Câu 3:

Các tác phẩm truyện và kí đã học giúp chúng ta có thêm nhiêu kiến thức về thiên nhiên và con người trên nhiều vùng miền tổ quốc. Từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt của Miền nam, đến con sông Thu Bồn êm ả, lắm thác nhiều ghềnh nơi miền Trung yêu dấu và cả vẻ đẹp của vịnh Bắc Bộ, của vùng biển Cô Tô … Kết hợp với cảnh sắc thiên nhiên ban tặng là hình ảnh của các loài chim khác nhau để cho thấy sự đa dạng về thiên nhiên của đất nước. Góp phần làm cho mỗi tác phẩm trở nên có sắc, có hồn thì không thể không kể đến con người và cuộc sống của họ và trước hết là người lao động.

Câu 4:

Bài tham khảo về nhân vật dượng Hương Thư:

Đúng như tên của văn bản: vượt thác, sau khi miêu tả dòng Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ theo hành trình của con thuyền tác giả đã tập trung miêu tả cảnh vượt thác. Qua ngòi bút của tác giả, người đọc đã cảm nhận được vẻ đẹp và sức mạnh phi thường, quyết tâm vorợi thác của con người mà chủ yếu là nhân vật dượng Hương Thư trên nền thiên nhiên hùng vĩ.

Cảnh vượt cổ cò đã gây ấn tượng mạnh mẽ bởi sự hung dữ của thác nước và sự dũng mãnh phi thường của con người.

Dượng Hương Thư cùng chú Hai và Cù Lao liên tục phóng sào tre được bịt sắt xuống dòng sông Soặc!Soặc! Con người đã dùng hết sức lực chống lại dòng thác. Dượng Hương Thư ghì chặt đầu sào, trụ lại, sào uốn cong. Thuyền vùng vằng như muốn trụt xuống, quay đầu về làng. Một loạt động từ mạnh trụ, ghì, phóng, uốn được dùng phù hợp với công việc nặng nhọc, khẩn trương của người lái, người chèo. Đặc biệt từ láy vùng vằng dùng rất đắt diễn tả sự cố gắng chống chọi của con người, sự ngang ngược của dòng thác, sự khó bảo của con thuyển.

Miêu tả con người trong cuộc chiến với thác dữ, nhà văn còn dùng nhiều phép so sánh nghệ thuật. Có so sánh bằng thành ngữ dân gian những động tác thả sào, rút sào rập bằng nhanh như cắt Nhưng nhiều hơn là những so sánh bằng những hình ảnh hợp lý góp phần vào việc khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc và dũng mãnh của người lao động như một pho tượng đồng đúc. Hình ảnh so sánh tô đậm vẻ đẹp của dượng Hương Thư của con người sẵn sàng vượt thác. Cách so sánh không có gì mới lạ mà ta vẫn thường gặp “Chị lao công như sắt như đồng” (Tố Hữu), nhimg đã đem đến cho người đọc một hình ảnh của người lao động mà đâu đó ta vẫn gặp trong cuộc sống đời thường. Dượng Hương Thư còn hiển hiện lên như một anh hùng Ihoại xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Phải chăng sức mạnh đó đã làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên hung vĩ.

Một sự “đột phá” nữa trong nghệ thuật so sánh của Võ Quảng đã gây sự chú ý cuốn hút người đọc dượng Hương Thư ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gợi cũng vâng vâng dạ dạ. Sự đối lập này càng làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng của nhân vật. Đồng thời nhà văn hé mở cho chúng ta hiểu biết thêm những đức tính đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì trong cuộc sống đời thường.

Có thể nói nhờ quan sát tinh tế, miêu tả cụ thể bằng những hình ảnh so sánh vừa mới lạ, vừa sáng tạo độc đáo nhà văn đã tái hiện hình ảnh dượng Hương Thư lúc vượt thác. Người đọc cảm nhận được nhiều nét đẹp của người lao động chân chính như: phi thường, dũng mãnh, khoẻ khoấn nhưng lại hết sức khiêm nhường, giản dị. Đó cũng chính là những nét đẹp tiêu biểu của con người Việt Nam.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều