Soạn giản lược bài phú sông Bạch Đằng
Soạn văn 10 bài Phú sông Bạch Đằng giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung bài soạn
Câu 1:
Bố cục:
- Đoạn 1. “Khách có kẻ... luống còn lưu”: Giới thiệu nhân vật khách và tráng trí của ông, cảm xúc
- Đoạn 2. “Bên sông các bô lão... chừ lệ chan”: Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão
- Đoạn 3. “Rồi vừa đi... lưu danh”: Lời bình luận của các bô lão·
- Đoạn 4. Còn lại: Lời kết, bình luận của nhân vật khách.
Câu 2:
Nhận xét: “ Khách” ở đây là người mang trong mình cái phóng khoáng, mạnh mẽ đồng thời cũng là một tao nhân, mặc khách thích du ngoạn, đi nhiều, mở mang hiểu biết làm bạn với gió mâu thiên nhiên. Mục đích dạo chơi thiên nhiên của “ khách” là đi những địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh để ca ngợi, suy ngẫm về những chiến tích lịch sử cha ông để lại. Tác giả không chỉ xây dụng lên một hình tượng nhân vật khách mà còn thổi vào đó một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái với lịch sử đất nước. Sự tự hào tự tôn dân tộc được “ khách” nhắc tới thông qua những địa danh lịch sự của Trung Quốc và miêu tà những địa danh lịch sử của đất Việt còn vừa thể hiện cái tráng trí bốn phương vừa , thể hiện tình yêu đất nước, tâm hồn ưu ái đối với cảnh trí non sông.
Câu 3;
Cảm xúc của “khách”: Khách vừa có cảm giác vui, buồn, vừa tự hào, nuối tiếc bộc lộ niềm tự hào trước sự hùng vĩ của cảnh vật lại có chút tiếc nuối, cót xa cho những vị anh hùng đã xả thân bảo vệ đất nước quê hương, khung cảnh hùng vĩ này
Câu 4;
Vai trò của các bô lão:
- Các bô lão là người dân địa phương về con sông nơi đây là người được nghe được chứng kiến những khoảnh khắc lịch sử hào hùng nhất để kể cho con ông cha ta đã chiến đấu hào hùng như thế nào.
- Nhân vật khách người bộc lộ tâm tình mức độ tâm trạng của nhân vật khác
Chiến tích sông Bạch Đằng:
- Hồi tưởng về trận “ Ngô chúa phá Hoằng Thao”, “ Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã” qua đó thể niệm niềm hào hùng tự hào về một đất nước dám đứng lên đánh đuổi giặc xâm lăng.
Thái độ giọng nói của họ:
- Thái độ, giọng điệu các bô lão :
- Thái độ, giọng điệu : đầy nhiệt huyết, tự hào, là cảm hứng của người trong cuộc.
- Lời kể : ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn khái quát được đầy đủ, sinh động không khí của trận đánh, chiến trường.
- Qua lời bình luận của các bô lão : yếu tố con người là yếu tố quyết định, giữ vai trò quan trọng nhất làm nên chiến thắng Bạch Đằng.
Câu 5:
Lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp của " khách" nhằm khẳng định công đức hai vị vua anh minh, lại vừa thể hiện khát vọng hóa bình: “ Bởi đâu đất hiếm, cốt mình thang cao”
Câu 6:
Giá trị nội dung:
- Thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng, chống giặc ngoại xâm
- Đề cao vai trò, trí tuệ của con người
Giá trị nghệ thuật:
- Cấu tứ đơn giản, hấp dẫn. Bố cục chặt chẽ
- Lời văn linh hoạt
- Hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình, giàu triết lí
- Ngôn từ: trang trọng, tráng lệ, lắng đọng, giàu suy tư
Phần luyện tập
Câu 2:
Phân tích, so sánh lời ca của "khách” kết thúc Bài phú sông Bạch Đằng với bài thơ Sông Bạch Đằng của Nguyễn Sưởng=> Xem tại đây
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận