Soạn giản lược bài chí khí anh hùng

Soạn văn 10 bài chí khí anh hùng giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

  • Lòng bốn phương” nghĩa chỉ chí nguyện lập nên công danh sự nghiệp.
  • Mặt phi thường: chỉ tính chất khác người, xuất chúng.
  • Những từ ngữ thể hiện sự trân trọng và kính phục của Nguyễn Du: trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường (các từ này để tôn xưng hình nhân vật), thoắt (thể hiện sự dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết trong con người Từ Hải), ...

Câu 2:

Nhận xét chung: Lời của Từ Hải nói với Kiều không chỉ là lời của người yêu với người yêu, của người chồng với người vợ mà hơn hết đó là lời của một trang anh hùng với người “tóm phúc tương tri”. Qua lời Từ ta thấy hiên lên tính cách, phẩm chất, chí khí và khát vọng của một tranh anh hùng hảo hán. 

Câu 3:

Đặc điểm của cách miêu tả sử dụng  bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá:

  • Hình ảnh phóng túng, oai hùng, con người “thanh gươm yên ngựa”, “tưởng như che cả trời đất” (Hoài Thanh). Đoạn thơ khép lại bằng cách mở ra hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây “G/ớ mây bằng đã đến kì dặm khơi”
  • sử dụng hộ thống từ ngữ chỉ bậc “trượng phu": thoắt, quyết, dứt (áo), lòng bốn phương, thẳng dong, dậy đất, rợp đường, tinh binh, phi thường, bốn bể, dặm khơi...
  • Ngôn ngữ đối thoại cùng với những biện pháp miêu tả có tính nhân xưng, ước lệ cũng góp phần làm cho khuynh hướng lí tưởng hoá trong ngòi bút Nguyễn Du thêm phần nổi bật. 

=> Đây là cách tả phổ biến của ván học trung đại. Nguyễn Du đã khéo léo lồng những phẩm chất rất anh hùng ở Từ Hải vào trong những phẩm chất rất nhiều khiến cho nhân vật anh hùng nhưng không cách biệt với đời thường.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: soạn giản lược văn 10, hướng dẫn soạn văn 10, soạn văn lớp 10 ngắn nhất, soạn bài chí khí anh hùng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác