Soạn giản lược bài chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Soạn văn 10 bài chuyện chức phán sự đền Tản Viên giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Chọn đáp án e, vì các ý kiến trên đều đúng cả nhưng chưa được hoàn chỉnh. 

Câu 2:

Chọn ý e) ý kiến khác ở đây là bao gồm tất cả các ý kiến đã nêu ở trên. 

Câu 3:

Ý nghĩa của chi tiết:  Đây là chức quan thực hiện công lí. Ngô Tử Văn sở dĩ được Thổ Thần tiến cử nhận chức này vì chàng đã giúp Thổ Thần đòi lại công lí, chàng dũng cảm bảo vệ công lí, chính nghĩa ngay cả khi cái chết đe doạ. Việc nhận chức Phán sự đền Tản Viên của Ngô Tử Văn chính là một hình thức thưởng công xứng đáng có ý nghĩa noi gương cho đời sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí. Hình ảnh Ngô Tử Văn oai phong lẫm liệt xuất hiện ở cuối chuyện đã nói lên điều đó.

Câu 4:

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn và đặc sắc :

  • Yếu tố kì ảo dày đặc, xen chuyện người, chuyện thần, ma, trần gian, địa ngục…
  • Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lo-gic.
  • Cách dẫn truyện khéo léo, biến hóa, có cao trào, có thắt mở nút.

Câu 5:

Chủ đề truyện: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ có nhiều ý nghĩa nhưng chủ yếu là đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân qua hình tượng Ngô Tử Văn. một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực. Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

Phần luyện tập

Câu 1:

Các em đưa ra ý kiến của mình về kết thúc của truyện. Các em có thể tham khảo ý kiến sau:

Em không đồng ý với kết thúc của câu chuyện, em muốn sau khi được minh oan Ngô Tử Văn được quay lại dương thế tiếp tục cuộc sông cứu người giúp dân, khiến câu truyện kết thúc có hậu hơn

Câu 2:

Tóm tắt:

Ngô Tử Văn vốn là người khảng khái, cương trực. Tức giận vì tiếng là đền làng linh ứng, nhưng tên giặc tử trận ở gần đền lại biến thành yêu quái trong dân gian, Tử Văn đã đốt đền. Đốt đền xong, về nhà, Tử Văn thấy người khó chịu, rồi lên cơn sốt. Trong cơn sốt, Tử Văn thấy một người cao lớn khôi ngô, đầu đội mũ trụ tự xưng là cư­ sĩ đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ, doạ sẽ kiện Tử Văn ở toà cõi âm. Chiều tối, lại có một ông già phong độ nhàn nhã đến tỏ lời mừng, hỏi ra mới biết đó là Thổ công bị viên tướng bại trận giả làm cư­ sĩ kia tranh chiếm mất đền. Ông già dặn rằng nếu âm phủ có tra hỏi thì cứ khai ra những lời ông nói, nếu tên kia chối thì cứ đến mà xác minh. Đến đêm, Tử Văn bị hai tên quỷ sứ đến bắt đi. Tử Văn kêu oan và được dẫn vào gặp Diêm Vương. Tử Văn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ công đã nói và tranh cãi mãi với người đội mũ trụ, không phân phải trái. Diêm Vương sinh nghi, người đội mũ trụ định lảng chuyện, sợ bị lộ ra sự thực. Diêm Vương sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực thì thấy đúng như lời Tử Văn nói. Kẻ kia bị đẩy vào địa ngục tầng thứ chín. Tử Văn về đến nhà thì mới biết mình đã chết được hai ngày. Ngôi mộ của tên tướng giặc bị bật tung lên, hài cốt tan tành. Sau đó một tháng, Thổ công tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự ở đền Tản Viên. Tử Văn nhận lời, rồi không bệnh mà mất. Sau đó, có người thấy Tử Văn trên xe ngựa c­ưỡi gió. Người ta truyền rằng đó là “nhà quan phán sự !”

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: soạn giản lược văn 10, hướng dẫn soạn văn 10, soạn văn lớp 10 ngắn nhất, soạn bài chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Bình luận

Giải bài tập những môn khác