Lý thuyết trọng tâm vật lí 10 cánh diều bài 1: Năng lượng và công
Tổng hợp kiến thức trọng tâm vật lí 10 cánh diều bài 1: Năng lượng và công. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. CÔNG VÀ SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG.
1. Công
Công thức tính công: Với giá trị lực tác dụng là F, độ dịch chuyển theo phương của lực là d thì công thực hiện được là A sẽ được tính bằng công thức:
A = F.d (1)
Trường hợp lực tác dụng có hướng hợp với hướng dịch chuyển một góc α.
Khi lực F không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn đường s theo hướng hợp với hướng của lực góc thì biểu thức tính công là:
A = F. s.cosα (2)
2. Sự truyền năng lượng.
Độ lớn của công mà lực đã thực hiện bằng phần năng lượng mà lực truyền vào cho vật, làm vật dịch chuyển một khoảng nào đó theo phương của lực.
=> Như vậy, đơn vị đo công là đơn vị đo năng lượng: 1J = 1N.m.
II. CÔNG SUẤT
1. Tốc độ thực hiện công.
Thảo luận: Qua việc quan sát video và đọc thông tin trong SGK, ta thấy:
- Máy tời thực hiện công nhanh hơn người.
- Ô tô thực hiện công nhanh hơn xe đạp.
Nhận xét:
- Hai lực khác nhau có thể thực hiện cùng một công như nhau nhưng thời gian để thực hiện công có thể khác nhau.
- Hoặc trong cùng một khoảng thời gian, lực này thực hiện công lớn hơn lực kia.
=> Tốc độ thực hiện công của hai lực là nhanh chậm khác nhau.
2. Vận dụng mối liên hệ công suất với lực và vận tốc.
a. Định nghĩa công suất.
Khái niệm: Công suất được sử dụng để biểu thị tốc độ thực hiện công của một lực, có độ lớn được xác định bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
$P=\frac{A}{t}$ (3)
Đơn vị đo công suất là W.
P ở biểu thức (3) là công suất trung bình. Công suất tức thời có thể thay đổi trong thời gian t.
b. Mối liên hệ công suất với lực và vận tốc.
$P=\frac{A}{t}=\frac{F.s}{t}=\frac{F.v.t}{t}=F.v$ (4)
P ở biểu thức (4) là công suất trung bình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận