Lý thuyết trọng tâm Tin học ứng dụng 12 chân trời bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Tin học ứng dụng 12 chân trời sáng tạo bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

BÀI A1: GIỚI THIỆU TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence).

- Nêu được ví dụ minh hoa cho một số ứng dụng điển hình của Trí tuệ nhân tạo như điều khiển tự động; chẩn đoán bệnh; nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng giọng nói và khuôn mặt; trợ lí ảo;...

II - KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. KHÁI NIỆM TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

- Lược sử ra đời của AI

+ Người đưa ra thuật ngữ AI: Năm 1955, Giáo sư McCarthy (Đại học Stanford) đưa ra với định nghĩa “Khoa học và kĩ thuật chế tạo máy móc thông minh”

+ Thời điểm chính thức ra đời của ngành Trí tuệ nhân tạo: 1956, tại trường Dartmouth.

- Khái niệm AI: AI là các hệ thống do con người xây dựng nhằm giúp máy tính có thể thực hiện các hành vi thông minh như con người.

- Các đặc trưng cơ bản của AI:

+ Khả năng học: Trích rút được thông tin từ dữ liệu để học và tích lũy tri thức.

+ Khả năng suy luận: vận dụng tri thức và logic để đưa ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề.

+ Khả năng nhận thức: cảm nhận và hiểu biết môi trường thông qua các cảm biến, thiết bị đầu vào.

+ Khả năng hiểu ngôn ngữ: đọc, hiểu, diễn giải và tạo ra văn bản tương tự như con người.

+ Khả năng giải quyết vấn đề: vận dụng tri thức, nhận thức, suy luận, khả năng hiểu ngôn ngữ để giải quyết vấn đề.

- Phân loại AI: chia làm hai loại chính:

+ AI hẹp hay AI yếu (Artificial Narrow Intelligence – AI) được xây dựng để thực hiện một hoặc một số lượng giới hạn các nhiệm vụ.

+ AI tổng quát hay AI rộng (Artificial General Intelligence – AGI) có khả năng tự học từ dữ liệu mới, tự chuyển đổi giữa các nhiệm vụ khác nhau và áp dụng tri thức từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.

2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG PHỔ BIẾN CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

- Một số ứng dụng của Trí tuệ nhân tại (AI) trong: tự động hóa và robotique, trợ lý ảo và chatbot,…

- Những thành tựu của AI được ứng dụng hầu hết vào các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông, công cụ tìm kiếm,….

- Các mô hình AI tích hợp vào robot: để thực hiện các nhiệm vụ tự động.

- Các mô hình AI với ngôn ngữ:

+ Giúp máy tính chuyển đổi giọng nói sang văn bản:

+ Đánh giá khả năng ngôn ngữ của người học.

+ Chuyển đổi biểu mẫu chữ viết tay sang văn bản.

- Mô hình AI nhận dạng khuôn mặt: Mở khóa điện thoại thông minh, xác thực khuôn mặt trong các ứng dụng ngân hàng thông minh,….

- Trợ lí ảo và chăm sóc sức khỏe bằng công nghệ AI:

+ Có khả năng nhận dạng và hiểu giọng nói của con người, cho phép tương tác bằng văn bản hoặc giọng nói. 

+ Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, AI được sử dụng để chẩn đoán bệnh qua hình ảnh y khoa như X-quang, siêu âm và chụp cắt lớp vi tính.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Tin học ứng dụng 12 CTST bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo, kiến thức trọng tâm Tin học ứng dụng 12 chân trời sáng tạo bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo, Ôn tập Tin học ứng dụng 12 chân trời sáng tạo bài A1: Giới thiệu Trí tuệ nhân tạo

Bình luận

Giải bài tập những môn khác