Lý thuyết trọng tâm Tin học 8 kết nối bài 1: Lược sử công cụ tính toán
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Tin học 8 kết nối tri thức bài 1: Lược sử công cụ tính toán. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1. LƯỢC SỬ CÔNG CỤ TÍNH TOÁN
I. MÁY TÍNH CƠ HỌC
- Nguyên lí thiết kế máy tính của Babbage giống với máy tính hiện nay:
- thực hiện tính toán tự động.
- có ứng dụng ngoài tính toán thuần túy.
- Dự án của ông không được hoàn thành cho hạn chế về công nghệ.
II. MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ
a) Máy tính điện – cơ và kiến trúc Von Neumann.
- Đường thời gian lịch sử ra đời của máy tính điện tử: đính kèm cuối mục
- Máy tính cấu tạo dựa trên kiến trúc Von Neumann gồm:
- Bộ xử lí.
- Bộ nhớ
- Các cổng kết nối với thiết bị vào – ra
- Đường truyền.
b) Thế hệ thứ nhất (1945 – 1955)
- Hoàn cảnh ra đời: công nghệ điện tử chân không thay thế rơ-le điện cơ.
- Thời gian: Đầu TK XX.
- Đặc điểm:
- Thành phần điện tử chính: đèn điện tử chân không.
- Bộ nhớ chính: trống từ.
- Kích thước: rất lớn
- Thiết bị vào – ra: máy đọc và tạo thẻ đục lỗ.
- Ví dụ: Atanasoff-Berry Computer (ABC 1942), ENIAC (1943), ADVAC (1945),…
c) Thế hệ thứ hai (1955 – 1965)
- Hoàn cảnh ra đời: Bóng bán dẫn tạo nên thế hệ máy tính có kích thước nhỏ hơn.
- Thời gian: 1955
- Đặc điểm:
- Thành phần điện tử chính: bóng bán dẫn
- Bộ nhớ chính: lõi từ, băng từ
- Kích thước: lớn
- Thiết bị vào – ra: máy đọc và in băng đục lỗ, máy đọc và in băng từ.
- Ví dụ: IBM 7090 (1959), IBM 7094 (1962), UNIVAC 1107 (1960)
d) Thế hệ thứ ba (1965 – 1974)
- Hoàn cảnh ra đời: Các mạch tích hợp IC ra đời.
- Thời gian: 1965
- Đặc điểm:
- Thành phần điện tử chính: mạch tích hợp
- Bộ nhớ chính: lõi từ lớn, băng từ, đĩa từ.
- Kích thước: lớn
- Thiết bị vào – ra: được bổ sung bàn phím, màn hình, máy in,…
- Ví dụ: IBM System/360 (1964), IBM System/370 (1970), PDP-11 (1970), UNIVAC 1108 (1964),…
e) Thế hệ thứ tư (1974 – 1990)
- Hoàn cảnh ra đời: Những bộ vi xử lí dẫn đến sự ra đời của máy vi tính.
- Thời gian: 1974
- Đặc điểm:
- Thành phần điện tử chính: mạch tích hợp cỡ rất lớn và bộ vi xử lí.
- Bộ nhớ chính: CD, RAM, ROM, USB, SSD,…
- Kích thước: nhỏ, có thể để lên bàn.
- Thiết bị vào – ra: được bổ sung thiết bị trỏ, máy quét.
- Ví dụ: IBM PC, STAR 1000, APPLE II, Apple Macintosh,…
g) Thế hệ thứ năm (1990 – nay)
- Hoàn cảnh ra đời: Tiến bộ công nghệ dẫn đến sự ra đời của mạch tích hợp cỡ siêu lớn.
- Thời gian: 1990
- Đặc điểm:
- Thành phần điện tử chính: mạch tích hợp cỡ siêu lớn
- Kích thước: nhỏ, có dung lượng lưu trữ lớn.
- Thiết bị vào – ra: được bổ sung thiết bị nhận dạng tiếng nói, hình ảnh, chuyển động,…
- Ví dụ: điện thoại thông minh, loa thông minh, kính thông minh,…
III. MÁY TÍNH THAY ĐỔI THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO?
- Máy tính giúp con người giao tiếp, kết nối với nhau dù ở bất cứ đâu trên thế giới.
- Máy tính giúp con người cập nhật tin tức, những kiến thức trong học tập.
- Máy tính giúp con người làm việc và học tập từ xa, mua bán hàng hóa trực tuyến.
- Lĩnh vực y tế:
+ Theo dõi sức khỏe thường xuyên.
+ Phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường của cơ thể.
+ Gửi thông báo với người thân, cơ sở y tế hay dịch vụ cấp cứu.
- Lĩnh vực giáo dục:
+ Con người học tập mọi lúc, mọi nơi,
+ Giáo viên hỗ trợ HS từ xa.
+ Nhà khoa học, chuyên gia phổ biến kiến thức, kĩ năng hiệu quả.
- Lĩnh vực kinh tế:
+ Các giao dịch tăng nhanh chóng.
+ Nền kinh tế trở nên năng động hơn, phát triển hơn.
- Lĩnh vực quốc phòng:
+ Thiết bị bay quan sát vùng biển, vùng trời, lãnh thổ.
+ Những khí tài có tính tự động cao giúp bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc phòng
- Lĩnh vực an toàn xã hội:
+ Camera an ninh: phát hiện hành vi vi phạm để các cơ quan chức năng kịp thời xử lí, giữ trật tự xã hội, cuộc sống bình yên.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận