Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Chân trời bài 2: Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước" (Vũ Dương Quỹ)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 2: Tính đa nghĩa trong bài thơ "Bánh trôi nước" (Vũ Dương Quỹ). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2.5. ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: TÍNH ĐA NGHĨA TRONG BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Phân biệt cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong văn bản nghị luận.

- Nhận biết luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận và mối liên hệ giữa chúng.

- Hiểu được vấn đề đặt ra trong văn bản.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

1. Đọc

- Cách đọc: kết hợp hiểu biết của bản thân với căn cứ trong VB để đưa ra những điều không thể hiện tường minh trong VB.

2. Tác giả và xuất xứ văn bản

a. Tác giả

- Vũ Dương Quỹ (1939 - 2021): nhà giáo ưu tú, tác giả của nhiều bài viết bình giảng tác phẩm văn học trong nhà trường.

b. Văn bản

- Văn bản Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” in trong Những ấn tượng văn chương, NXB Giáo dục, 2003.

II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

1. Tìm hiểu luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản

a. Cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan trong văn bản:

Cách trình bày khách quan

Cách trình bày chủ quan

- Thể hiện ở thông tin về bánh trôi nước – tầng nghĩa tả thực của bài thơ (bánh trôi mang màu trắng của bột nếp, nếu người làm bánh nhào nhiều bột, nhiều nước quá thì bánh “nát”, ít nước quá thì “rắn”…).

- Các từ ngữ trích từ bài thơ: “Thân em”, “Mà em”,…

- Thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh, câu văn cho thấy tình cảm ngợi ca, thán phục với tài năng của Hồ Xuân Hương, tình cảm trân trọng với hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ:

+ “Hồ Xuân Hương quả là một người biết miêu tả sự vật”.

+ “hình ảnh chiếc bánh trôi hiện ra thật đáng yêu”…

b. Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

BÀI 2.5. ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: TÍNH ĐA NGHĨA TRONG BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC

c. Một số lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu

- HS trả lời dựa trên sơ đồ đã vẽ.

- Ví dụ: Ở luận điểm thứ 2: nghĩa hàm ẩn: Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ, người viết đã sử dụng 2 lí lẽ rất rõ ràng để chứng minh cho luận điểm thứ 2, đó là: Hai câu đầu nói về nhan sắc và thân phận người phụ nữ; Hai câu sau nhấn mạnh thân phận và đề cao phẩm hạnh người phụ nữ. Ở mỗi lí lẽ, người viết đều chỉ ra các bằng chứng lần lượt là: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ bảy nổi ba chìm với nước non”; “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”và phân tích rất xác đáng, kết hợp với việc liên hệ những hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ với kho tàng văn học dân gian của dân tộc, giúp cho bài viết thêm sâu sắc và giàu sức thuyết phục.

2. Tổng kết

a. Nội dung

Qua việc phân tích hai luận điểm trên, bài viết Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” không chỉ chứng minh được tính đa nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước, rằng hình tượng chiếc bánh trôi và quá trình làm bánh chính là biểu tượng ẩn dụ cho cuộc đời, số phận người phụ nữ thời phong kiến mà còn giúp bạn đọc thấy được bút pháp miêu tả tài tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

b. Nghệ thuật

- Luận điểm rõ ràng, luận chứng minh bạch, giàu sức thuyết phục.

- Cách nêu dẫn chứng đa dạng, lời văn giản dị, giàu hình ảnh và cảm xúc.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CTST bài 2: Tính đa nghĩa trong bài thơ, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 2: Tính đa nghĩa trong bài thơ, Ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 2: Tính đa nghĩa trong bài thơ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác