Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1: Phân tích một tác phẩm thơ

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều bài 1: Phân tích một tác phẩm thơ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1.6. VIẾT PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM THƠ

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Viết được bài văn phân tích một tác phẩm thơ.

I. Tìm hiểu về kiểu bài

- Để viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ, các em cần chú ý:

+ Đọc kĩ bài thơ, chú ý đặc điểm thể loại, tác giả và hoàn cảnh ra đời (nếu cần thiết) của tác phẩm.

+ Phân tích nội dung và các yếu tố hình thức nghệ thuật nổi bật của bài thơ. Chỉ ra mối quan hệ giữa hình thức và nội dung; từ đó, làm rõ giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm.

+ Thực hiện các bước viết bài văn theo quy trình bốn bước: chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa.

+ Suy nghĩ, nhận xét về ý nghĩa, giá trị và sự tác động của tác phẩm đối với người đọc cũng như với cá nhân em.

II. Thực hành viết đoạn văn

1. Chuẩn bị 

- Đọc kĩ đề bài, xác định các yêu cầu cần thực hiện. 

- Xem lại kiến thức ngữ văn về thể thơ song thất lục bát, nội dung bài thơ cần phân tích. 

- Xác định luận đề và các luận điểm trong bài viết, lựa chọn bằng chứng từ bài thơ cho mỗi luận điểm. 

Ví dụ:

- Nội dung chính của bài thơ Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến: Bài thơ thể hiện xúc động tình bạn tri âm, tri kỉ của hai nhà thơ. Nghe tin bạn qua đời, nhà thơ đã vô cùng đau đớn và những kỷ niệm ngày xưa đã ùa về trong kí ức. Qua bài thơ khóc bạn, tác giả đã bộc lộ tâm trạng cô đơn, những trăn trở day dứt của nhà thơ về nhân tình thế thái.

- Liên hệ với những tác phẩm viết về tình bạn thắm thiết, thủy chung: 

+ Bài thơ Lưu Bình – Dương Lễ (Bùi Thị Ngọc Diệp).

Có một câu chuyện kể

Về Dương Lễ - Lưu Bình

Lưu truyền trong hậu thế

Bởi thấm đậm nghĩa tình…

(trích)

Bài thơ Nhớ Trường Xuyên – Hàn Mặc Tử.

Trường Xuyên ơi! Trường Xuyên ơi!

Viết chẳng nên câu nói nghẹn lời

Mây nước bao la tình lẳng lặng,

Gió sương mờ mịt nhớ chơi vơi.

Tương tư mộng thấy năm canh mộng,

Luyến ái trời vương bốn phía trời.

Đây nhớ đây thương mình tệ quá.

Có ai khăng khít lại quên ai!

Luận đề: tình cảm sâu nặng của tác giả đối với người bạn của mình qua bài thơ.

2. Tìm ý, lập dàn ý

- Hoàn cảnh ra đời, đề tài và chủ đề của bài thơ là gì?

- Nghệ thuật của bài thơ có gì đặc sắc?

- Các yếu tố hình thức nghệ thuật đã làm nổi bật chủ đề bài thơ như thế nào.

- Qua bài thơ, em có nhận xét gì về thái độ của tác giả được gửi gắm? 

- Có thể rút ra thông điệp gì từ bài thơ?

3. Viết bài

Mở bài: Giới thiệu, khái quát về đề tài và giá trị của bài thơ.

- Thân bài: 

+ Nêu hoàn cảnh ra đời và sự kiện tạo ra nguồn cảm xúc cho tác giả viết bài thơ. 

+ Nêu chủ đề của bài thơ

+ Phân tích các yếu tố hình thức và tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung bài thơ.

+ So sánh với một số bài thơ cùng chủ đề (nếu có)

Lưu ý: vận dụng các so sánh trong phân tích thơ.

- Kết bài: khái quát giá trị của bài thơ và nêu tác động của bài thơ đối với cá nhân em. 

4. Kiểm tra và chỉnh sửa


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 9 CD bài 1: Phân tích một tác phẩm thơ, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 cánh diều bài 1: Phân tích một tác phẩm thơ, Ôn tập Ngữ văn 9 cánh diều bài 1: Phân tích một tác phẩm thơ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác