Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 12 Chân trời bài 5: Thật và giả (Nguyễn Đình Thi)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 5: Thật và giả (Nguyễn Đình Thi). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ĐỌC MỞ RỘNG THỂ LOẠI : THẬT VÀ GIẢ

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Thật và giả. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm kịch.

- Tôn trọng sự thật và lẽ làm người.

B - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Nguyễn Đình Thi: (1924 – 2003)

- Quê quán: Quê nội ở Phú Xuyên (Hà Đông) nhưng sinh tại Luông Pha-băng (Lào).

- Ông viết văn, làm thơ, soạn kịch, viết lí luận phê bình văn học, biên khảo triết học… Dù ở lĩnh vực nào ông cũng có nhiều đóng góp đáng ghi nhận.

b. Phong cách sáng tác và sự nghiệp văn chương

- Kịch là một bộ phận quan trọng kết tinh đậm nét tài năng và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi: đa dạng về đề tài, đặc sắc về phong cách và mới mẻ trong lối tiếp cận. 

- Vừa bao quát được chiều rộng của hiện thực, vừa chạm đến chiều sâu nội tâm của con người.

- Ông thường sử dụng yếu tố huyền thoại và thủ pháp ước lệ nhằm tả cái thực và gợi lên liên tưởng sâu xa. 

- Tác phẩm tiêu biểu bao gồm: Con nai đen, Giấc mơ, Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông Quan….

2. Tác phẩm

Thật và giả trích từ hồi 1 của vở kịch Con nai đen.

- Hành động kịch xoay quanh việc các “ứng viên Hoàng hậu” và cô gái Quế Nga gặp gỡ Nhà vua.

II. PHÂN TÍCH VĂN BẢN THẬT VÀ GIẢ

- Tóm tắt sự kiện chính:

+ Vào buổi sáng sinh nhật lần thứ 27, Nhà vua cô đơn, trò chuyện với pho tượng đá về “nỗi quằn quại của con người” và nhận thấy sự khó khăn, đau khổ trong cuộc sống.

+ Nhà vua tiếp đón lần lượt bốn người phụ nữ, mong tìm được một tình yêu chân thành, nhưng đều nhận được những lời nói dối.

- Nhà vua phân biệt được sự thật và giả dối qua cảm nhận của trai tim, cuối cùng tìm được tình yêu thực sự.

- Xung đột kịch: Xung đột chính trong vở kịch là xung đột giữa thật và giả. Nhà vua luôn tha thiết muốn tìm được một tình yêu chân thành, nhưng trong cuộc gặp gỡ với bốn người phụ nữ, ông nhận ra sự giả dối trong lời nói của họ. Tình huống này tạo nên xung đột giữa sự thật và giả dối, giữa khao khát tìm kiếm tình yêu chân thành và sự phủ nhận nó.

- Trong vở kịch Con nai đen của Nguyễn Đình Thi, vai trò của các yếu tố không gian và thời gian góp phần khắc họa nội tâm nhân vật Nhà vua khi đối diện với chính mình.

=> Qua việc sử dụng các yếu tố không gian và thời gian, tác giả đã tạo nên những sự tương phản, mâu thuẫn sâu sắc, góp phần khắc họa rõ nét nội tâm phức tạp của nhân vật Nhà vua khi đối diện với chính mình, suy ngẫm về sự thật và giả dối trong cuộc sống.

- Việc sắp xếp sự xuất hiện của bốn người phụ nữ theo một trình tự gia tăng độ phức tạp của lời nói dối, tác giả đã tạo nên sự gia tăng dần của xung đột kịch, đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm khi Nhà cua đau khổ nhưng cũng tìm ra được tình yêu thực sự.

Xung đột thật – giả trong vở kịch Con nai đen phản ánh những băn khoăn của nhà văn – người nghệ sĩ – trước đời sống và sáng tạo nghệ thuật:

+ Nhận diện sự thật giữa cái thật và cái giả trong thực tế đời sống là vấn đề nan giải, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có lí trí sáng suốt và sự tỉnh táo.

+ Nói lên được sự thật cũng cần đến sự bản lĩnh, trái tim dằn vặt trước hiện thực phức tạp. Điều này thể hiện sự trăn trở của người nghệ sĩ.

- Qua xung đột thật – giả, Nguyễn Đình Thi thể hiện ý thức kép của mình – vừa là người công dân vừa là người nghệ sĩ:

+ Người công dân phải đấu tranh cho sự thật, công bằng xã hội.

+ Người nghệ sĩ phải tôn trọng và phản ánh trung thực đời sống, đồng thời sáng tạo cái mới để phục vụ tiến bộ xã hội và phát triển văn học nghệ thuật.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Cuộc yết bái Nhà vua của các ứng viên hoàng tộc vào chức vị hoàng hậu và của cô gái thôn quê.

2. Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống kịch hấp dẫn và đầy thú vị.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 CTST bài 5: Thật và giả (Nguyễn Đình Thi), kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 5: Thật và giả (Nguyễn Đình Thi), Ôn tập Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo bài 5: Thật và giả (Nguyễn Đình Thi)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác