Lý thuyết trọng tâm Lịch sử và địa lí 5 Chân trời bài 7: Vương quốc Chăm-pa
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo bài 7: Vương quốc Chăm-pa. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 7. VƯƠNG QUỐC CHĂM – PA
I - MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kể được tên và xác định được trên bản đồ hoặc lược đồ một số đền tháp Chăm-pa (Champa) còn lại cho đến ngày nay.
- Sưu tầm một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử...) mô tả được một đền tháp Chăm-pa.
- Tìm hiểu và kể lại được một số câu chuyện về đền tháp Chăm-pa.
II - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ
1. Vị trí một số đền tháp Chăm – pa
- Một số đền tháp Chăm-pa còn tồn tại đến ngày nay là: Tháp Chăm Mỹ Khánh thuộc Thừa Thiên Huế, Thánh địa Mỹ Sơn thuộc Quảng Nam,...
2. Kiến trúc của đền tháp Chăm – pa
- Được xây bằng gạch nung màu đỏ.
- Các tháp có kiểu dáng đa dạng, phần lớn được xây theo kiểu hình tháp với những tầng bậc thu nhỏ dần đến đỉnh.
- Tháp chính có kiến trúc thân vuông, ở giữa rộng tạo thành điện thờ
- Tường bên ngoài được trang trí các hoạ tiết hoa văn hình hoa lá, động vật,...
3. Một số câu chuyện về đền tháp Chăm – pa
- Câu chuyện về tên gọi của đền tháp Bánh Ít dựa trên việc người dân địa phương quan sát hình dáng tháp giống chiếc bánh Ít (bánh đặc sản ở Bình Định, được làm bằng bột gạo, có hình dạng như chiếc nón lá úp) nên đã lấy tên này để đặt cho tháp.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Lịch sử và địa lí 5 CTST bài 7: Vương quốc Chăm-pa, kiến thức trọng tâm Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo bài 7: Vương quốc Chăm-pa, Ôn tập Lịch sử và địa lí 5 chân trời sáng tạo bài 7: Vương quốc Chăm-pa
Bình luận