Lý thuyết trọng tâm Lịch sử 9 kết nối bài 22: Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 kết nối tri thức bài 22: Cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 22 : CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

1. Thành tựu về cuộc KH-KT trên thế giới

- Khoa học cơ bản: Đạt được nhiều thành tựu lớn trong các ngành Toán học, Vật lí, Sinh học, Hóa học ...

- Công nghệ sinh học: Đạt được những bước tiến dài về công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, ... thúc đẩy cuộc "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp, các tiến bộ y dược và công nghệ thực phẩm.

- Công nghệ vật liệu: Tạo ra được những vật liệu mới chuyên dụng với tính năng vượt trội như: pô-li-me siêu dẻo; com-pô-sít siêu bền; na-nô siêu nhỏ ;...

- Công nghệ năng lượng: Khám phá và đưa vào ứng dụng các nguồn năng lượng mới, đa dạng như: nguyên tử, gió, mặt trời, sinh học, nhiệt hạch, …

- Công nghệ thông tin: Tiến dài với các thế hệ máy tính điện tử có khả năng lưu trữ, xử lí thông tin, tính toán vượt trội và mạng internet được ứng dụng rộng rãi.

- Giao thông vận tải: Có những bước tiến vượt trội với sự xuất hiện của các loại máy bay siêu âm khổng lồ, các loại tàu hoa tốc độ cao.

- Thông tin liên lạc: Có bước tiến “thần kì" với sự xuất hiện của sóng vô tuyến qua hệ thống vệ tinh nhân tạo, điện thoại di động và đặc biệt là điện thoại thông minh.

- Công nghệ kỹ thuật số: Đạt được các thành tựu quan trọng về dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, ... đặt nền móng cho sự ra đời, phát triển của rô bốt thông minh, nền kinh tế số, thành phố thông minh và chính phủ điện tử. Công nghệ in 3D ngày càng phát triển và được lựa chọn ứng dụng vào sản xuất bởi ưu thế vượt trội trong việc tạo mẫu nhanh chóng, chính xác, đa dạng, tiết kiệm chi phí và hạn chế rác thải.

2. Ảnh hưởng đến Việt Nam

2.1. Tích cực

- Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại, hội nhập khu vực và thế giới, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

- Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân.

2.2. Tiêu cực

- Dễ bị biến thành nơi gia công, lắp ráp đơn giản, giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu.

- Nguy cơ về an ninh, chính trị, an toàn xã hội.

3. Toàn cầu hóa và tác dụng đối với thế giới và Việt Nam

3.1. Khái niệm, biểu hiện

+ Khái niệm: “Toàn cầu hoá - sự hội nhập mạnh mẽ của các nền kinh tế và xã hội trên toàn thế giới là một quá trình phức tạp ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta".

+ Biểu hiện của toàn cầu hoá:

Về kinh tế: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế gắn với các tập đoàn xuyên quốc gia hoặc tổ chức phi chính phủ, sự mở rộng hệ thống tài chính toàn cầu với các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, quốc tế.

Về văn hoá: Sự chia sẻ, tăng cường giao lưu, trao đổi, thâm nhập lẫn nhau của các nền văn hoá.

Về chính trị: Sự phát triển và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các tổ chức khu vực (Liên minh châu Âu - EU, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN, ... ) và các tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc - UN, ... ).

3.2. Tác động đối với thế giới

+ Tích cực: Thúc đẩy nhanh sự hình thành thị trường kinh tế toàn cầu, xã hội hoá lực lượng sản xuất, kinh tế tăng trưởng cao; gia tăng giao lưu, trao đổi văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc và định hình xu hướng văn hoá toàn cầu; tạo nên sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các lực lượng, các quốc gia, khu vực trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu vì mục tiêu phát triển chung của nhân loại.

+ Tiêu cực: Tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trong mỗi quốc gia, giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới, trầm trọng thêm ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, xói mòn và đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.

3.3. Tác động đối với Việt Nam

+ Tích cực: Tạo cơ hội tiếp cận vốn đầu tư nước ngoài, trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến của thế giới, mở rộng hoạt động thương mại, xuất khẩu lao động, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; tạo điều kiện để nâng cao uy tín, địa vị quốc tế thông qua các tổ chức khu vực (ASEAN), quốc tế (Liên hợp quốc); mở rộng giao lưu, quảng bá văn hoá Việt Nam ra thế giới, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm giàu cho nền văn hoá Việt Nam.

+ Tiêu cực: Sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào thị trường bên ngoài cùng sự cạnh tranh khốc liệt, đồng thời cũng dẫn đến nguy cơ bị dễ hoà tan, làm biến mất bản sắc văn hoá truyền thống.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 9 KNTT bài 22: Cách mạng khoa học – kĩ, kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 kết nối tri thức bài 22: Cách mạng khoa học – kĩ, Ôn tập Lịch sử 9 kết nối tri thức bài 22: Cách mạng khoa học – kĩ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác