Lý thuyết trọng tâm Lịch sử 9 Chân trời bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)

I. Mục tiêu bài học 

Trình bày được nguyên nhân và diễn biến chủ yếu của Chiến tranh thế giới thứ hai.

-Phân tích được hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.

- Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít.

II. Bài học

1. Nguyên nhân bùng nổ

* Nguyên nhân sâu xa:

- Mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa giữa các nước đế quốc.

- Cuộc đại suy thoái kinh tế làm mâu thuẫn này thêm sâu sắc

- Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản phát xít hoá bộ máy nhà nước và thực hiện ý định gây chiến tranh, phân chia lại thế giới. 

- Xuất hiện hai khối nước đối đầu nhau,  có chung mâu thuẫn với Liên Xô là: Anh – Pháp – Mỹ và Đức – I-ta-li-a – Nhật.

* Nguyên nhân trực tiếp: 

- Chính sách đối ngoại mang tính thoả hiệp và hèn nhát của các nước châu Âu và Mỹ đối phó với Đức.

- Chính phủ Anh, Pháp theo đường lối xoa dịu, dung dưỡng cho Hít-le

 - Liên Xô theo đuổi chính sách “không xâm phạm nhau”

- Mỹ giữ chính sách biệt lập, không can thiệp. 

- Tháng 3 – 1939, Đức xâm chiếm hoàn toàn Tiệp Khắc

- Ngày 1 – 9 – 1939, Đức tấn công Ba Lan. 

- Ngày 3 – 9, Anh – Pháp tuyên chiến với Đức.

=>  Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

2. Những diễn biến chính

a. Giai đoạn 1: Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới 1939-1941

- Mặt trận phía Tây:

+ Quân đội Đức Quốc xã xâm chiếm các nước Hà Lan, Bỉ, Lúc-xăm- bua, Pháp, Đan Mạch, Na Uy trong hai tháng  và mở cuộc tấn công vào Anh nhưng thất bại.

- Mặt trận phía Đông:

+ Ngày 22 – 6 – 1941, Đức tấn công Liên Xô. Trận chiến  khốc liệt nhất ở thành phố Lê-nin-grát và ngoại ô Mát-xcơ-va.

- Mặt trận Bắc Phi: I-ta-li-a ồ ạt tấn công Ai Cập.

- Mặt trận châu Á, Thái Bình Dương:

+ Nhật Bản mở rộng xâm lược Trung Quốc, chiếm đóng Đông Nam Á.

+ Ngày 7 – 12 – 1941, Nhật Bản cho máy bay tấn công hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng ở Ha-oai 

=> Mỹ từ bỏ chính sách biệt lập, bắt đầu tham chiến.

b. Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (1942 – 1945)

- Mặt trận phía Tây:

 +  Năm 1943, Mút-xô- li-ni bị lật đổ ở I-ta-li-a.

+ Ngày 6 – 6 – 1944, liên quân Anh, Mỹ đổ bộ lên bãi biển Noóc-măng-đi mở ra mặt trận thứ hai ở Tây Âu, kết hợp với Liên Xô ở mặt trận phía đông tấn công Đức, giải phóng nước Pháp.

+ Ngày 30 – 4 – 1945, Hồng quân Liên Xô tiến vào Béc-lin, cắm cờ trên nóc toà nhà Quốc hội Đức.

+ Ngày 9 – 5 – 1945, Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.

- Mặt trận phía Đông:

+ Chiến thắng Xta-lin-grát. Liên Xô và phe Đồng minh bắt đầu chuyển sang thế tấn công 

- Mặt trận Bắc Phi: 

+ Giữa năm 1943, quân Đức và I-ta-li-a thua phe Đồng minh

- Mặt trận châu Á, Thái Bình Dương: 

+ tháng 6 – 1942, Nhật Bản liên tiếp thua trận.

+ 6 và 9 – 8 – 1945, Mỹ đã lần lượt thả hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki.

+ Ngày 8 – 8 – 1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật. 

+ Ngày 9 – 8 – 1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.

+ Ngày 15 – 8 – 1945, Nhật Bản chấp nhận đầu hàng không điều kiện 

=> Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần chiến đấu anh dũng, sự hi sinh quên mình của Hồng quân Liên Xô và quân đội các nước Đồng minh. 

- Sự phối hợp giữa phe Đồng minh với các phong trào kháng chiến của nhân dân các nước. 

* Ý nghĩa lịch sử: 

- Chiến thắng của Liên Xô và các nước Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai cứu nhân loại thoát khỏi thảm hoạ của chủ nghĩa phát xít.

- Ý nghĩa quan trọng cho hoà bình, an ninh, tiến bộ, sự bình đẳng của các dân tộc trên thế giới. 

- Tạo ra những chuyển biến to lớn trong tình hình thế giới.

- Một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở Đông Âu và châu Á, nhiều dân tộc có điều kiện vùng lên giành độc lập, trong đó có Việt Nam.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 9 CTST bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai, kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai, Ôn tập Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai

Bình luận

Giải bài tập những môn khác