Lý thuyết trọng tâm Lịch sử 9 Chân trời bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hoá. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

BÀI 24: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

I. Mục tiêu bài học 

- Mô tả được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học, kĩ thuật trên thế giới và ảnh hưởng của cuộc cách mạng đó đến Việt Nam.

- Trình bày được những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hoá và đánh giá được tác động của toàn cầu hoá đối với thế giới và Việt Nam.

II. Bài học 

1. Cách mạng khoa học, kĩ thuật

a) Thành tựu

- Kể từ những năm 1940, cách mạng khoa học công nghệ đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. 

- Trong các lĩnh vực khoa học cơ bản như Toán học, Vật lí, Hóa học và Sinh học, con người đã có những bước tiến lớn. 

- Từ những năm 1970, công nghệ đã ghi nhận nhiều phát minh quan trọng, làm thay đổi nhận thức của nhân loại. 

- Đến đầu thế kỷ XXI, thế giới chuyển sang cách mạng công nghiệp 4.0, nổi bật với các thành tựu như Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI).

b) Tác động đến Việt Nam

- Sản xuất và quản lý hành chính: Chính phủ điện tử nâng cao hiệu quả quản trị và sự minh bạch, cho phép người dân giám sát hoạt động của chính quyền.

- Giáo dục và y tế: Xu hướng dạy học trên môi trường số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y khoa tạo ra sự linh hoạt trong học tập và chăm sóc sức khỏe.

- Đời sống xã hội: Sự phát triển của mạng xã hội và kết nối liên lạc đã tạo ra nhiều ngành nghề mới.

- Tuy nhiên, xã hội hiện đại của Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ cách mạng công nghệ, như sự lệ thuộc vào công nghệ, thông tin giả mạo và xâm phạm đời sống cá nhân.

2. Xu thế toàn cầu hóa

- Toàn cầu hóa đã trở thành xu thế chính từ những năm 1980, nhờ vào sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ và công nghệ số đầu thế kỷ XXI, tạo ra một "thế giới phẳng" nơi các quốc gia kết nối chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ. 

- Xu thế này thúc đẩy thị trường mở, cho phép hàng hóa lưu thông tự do, thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ đến các quốc gia đang phát triển, tạo thêm việc làm và nâng cao mức sống của người dân.

- Cơ hội cho Việt Nam:

+ Thu hút đầu tư nước ngoài và công nghệ hiện đại.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống.

+ Nâng cao uy tín quốc tế thông qua hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu.

- Thách thức cho Việt Nam:

+ Nguy cơ mai một bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc.

+ Cạnh tranh trên thị trường hàng hóa và lao động.

+ Chịu tác động từ khoảng cách giàu nghèo, dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 9 CTST bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật, kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật, Ôn tập Lịch sử 9 chân trời sáng tạo bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác