Lý thuyết trọng tâm Lịch sử 12 Cánh diều bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 cánh diều bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 2: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

BÀI 4: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIỆP HỘI QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

I. Mục tiêu bài học

- Trình bày được quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN.

- Trình bày được quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10.

- Nêu được các giai đoạn phát triển chính của ASEAN từ năm 1967 đến nay.

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về quá trình thành lập ASEAN.

II. Bài học

1. Quá trình hình thành và mục đích thành lập của tổ chức ASEAN

a. Quá trình hình thành tổ chức ASEAN

- Năm 1961: Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Phi-lip-pin thoả thuận thành lập Hiệp hội Đông Nam Á (ASA).

- Năm 1963 Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a thoả thuận thành lập MAPHILINDO.

- Năm 1966: Ngoại trưởng Thái Lan gửi ngoại trưởng các nước Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Xin-ga-po dự thảo về việc thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. 

- Ngày 8 - 8 - 1967, Ngoại trưởng năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan đã thông qua Tuyên bố ASEAN (còn gọi là Tuyên bố Băng Cốc), chính thức thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

b. Mục đích thành lập

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua hợp tác, hướng tới một Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng.

- Thúc đẩy hoà bình, ổn định khu vực thông qua tôn trọng công lí và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước thành viên, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc.

- Thúc đẩy hợp tác, tích cực giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, kĩ thuật, hành chính.

 2. Qúa trình phát triển ASEAN

a. Từ ASEAN 5 đến ASEAN 10

- Năm 1967: gồm 5 thành viên 

- Năm 1984: gồm 6 thành viên, kết nạp thêm Bru-nây.

- Năm 1995: gồm 7 thành viên, kết nạp thêm Việt Nam.

- Năm 1997: gồm 9 thành viên, kết nạp thêm Lào và Mi-an-ma.

- Năm 1999: gồm 10 thành viên, kết nạp thêm Cam-pu-chia.

b. Các giai đoạn phát triển chính

*1967- 1976:

Thành lập và bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất. Năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do và trung lập. Năm 1976, Hiệp ước Ba-li được kí kết, đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt của ASEAN, thể hiện cam kết cao nhất của các nước thành viên nhằm xây dựng hoà bình, hữu nghị, hợp tác trong khu vực.

*1976-1999:

Thiết lập quan hệ chính trị ổn định trong khu vực, mở rộng thành viên và từng bước nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Từ sau Hiệp ước Ba-li (1976), Hội nghị Thượng đỉnh là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất, Ban Thư kí ASEAN được thành lập, có trụ sở tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a). ASEAN phát triển số lượng thành viên từ 5 lên 10 nước. ASEAN cũng tham gia giải quyết nhiều vấn đề chính trị, an ninh lớn trong khu vực như vấn đề Cam-pu-chia.

*1999-2015:

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường hợp tác nội khối và hợp tác quốc tế, từng bước chuẩn bị cho sự ra đời của Cộng đồng ASEAN. Năm 2007, Hiến chương ASEAN được thông qua.

* 2015-nay: 

Cộng đồng ASEAN được xây dựng và phát triển với ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hoa - Xã hội. ASEAN tăng cường hợp tác và kết nối khu vực, đồng thời không ngừng nâng cao vị thế trong khu vực và trên thế giới.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 12 CD bài 4: Sự ra đời và phát triển, kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 cánh diều bài 4: Sự ra đời và phát triển, Ôn tập Lịch sử 12 cánh diều bài 4: Sự ra đời và phát triển

Bình luận

Giải bài tập những môn khác