Lý thuyết trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 Chân trời bài 3: Bảo hiểm

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 3: Bảo hiểm. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 3: BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI

BÀI 3: BẢO HIỂM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

  • Nêu được khái niệm và vai trò của bảo hiểm.
  • Giải thích được sự cần thiết của bảo hiểm.
  • Liệt kê được một số loại hình bảo hiểm.
  • Thực hiện được trách nhiệm của công dân về bảo hiểm bằng những việc làm cụ thể và phù hợp.

II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN GHI NHỚ TRONG BÀI HỌC

1. Khái niệm bảo hiểm và một số loại hình bảo hiểm

- Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của bên cung cấp bảo hiểm với bên tham gia bảo hiểm về những rủi ro, thiệt hại khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, nhằm mục đích ổn định kinh tế cho người tham gia và hướng tới đảm bảo an sinh xã hội.

- Một số loại hình bảo hiểm:

+ Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

+ Bảo hiểm y tế là sự đảm bảo được chi trả, bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia nhằm chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh nếu chẳng may bị ốm đau, bệnh tật,... trên cơ sở đóng phí vào quỹ bảo hiểm y tế.

+ Bảo hiểm thất nghiệp là sự đảm bảo được bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

+ Bảo hiểm thương mại là hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm mà các tổ chức bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho mình hay cho bên thứ ba theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Vai trò của bảo hiểm

– Vai trò của bảo hiểm:

+ Đối với người tham gia bảo hiểm: được cung cấp các khoản bồi thường hoặc trợ cấp góp phần ổn định đời sống, khôi phục sản xuất kinh doanh. 

+ Đối với sự phát triển kinh tế – xã hội: góp phần ổn định sản xuất và phát triển kinh tế; tạo thêm việc làm cho người lao động.

+ Đối với Nhà nước: đóng góp vào ngân sách giúp Nhà nước ổn định xã hội và thúc đẩy kinh tế phát triển.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Kinh tế pháp luật 12 CTST bài 3: Bảo hiểm, kiến thức trọng tâm Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 3: Bảo hiểm, Ôn tập Kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo bài 3: Bảo hiểm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác