Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 29: Sự nở vì nhiệt

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 29: Sự nở vì nhiệt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN

* Thí nghiệm 

- Từ thí nghiệm trên ta nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất nhôm, đồng, sắt: Nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn đồng, đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt.

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

* Kết luận 

- Các chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi 

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau 

II. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG

* Thí nghiệm (SGK – tr118)

  • Đặt bình thủy tinh vào chậu nước nóng ta sẽ thấy nước màu trong ống thủy tinh dâng lên cao hơn so với lúc ban đầu. Vì khi đặt bình thủy tinh đựng nước màu vào chậu nước nóng thì bình thủy tinh nhận được năng lượng nhiệt và nhiệt độ trong bình thủy tinh bắt đầu tăng lên làm nước màu trong bình nở ra và dâng lên.
  • Lấy bình thủy tinh từ chậu nước nóng ra đặt vào chậu nước lạnh ta thấy nước màu trong ống thủy tinh tụt xuống dần. Vì bình thủy tinh đựng nước màu đang có nhiệt độ cao hơn chậu nước lạnh nên bình thủy tinh truyền nhiệt cho chậu nước lạnh làm nhiệt độ trong bình thủy tinh bắt đầu giảm dần làm nước màu trong bình co lại và tụt xuống..

* Kết luận 

- Các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi 

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau 

III. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT KHÍ

* Thí nghiệm (SGK – tr120)

- Khi xoa hai tay vào nhau rồi áp hai bàn tay vào bình cầu, ta thấy hiện tượng: Giọt nước màu trong ống thủy tinh đi lên.

- Giải thích: Khi ta xoa tay vào nhau thì hai lòng bàn tay ta nóng lên, sau đó áp hai tay vào bình cầu thì năng lượng nhiệt từ hai tay sẽ truyền sang bình cầu làm bình nóng lên dẫn tới không khí trong bình nở ra (tăng thể tích) và tác dụng lực đẩy lên giọt nước màu làm giọt nước màu đi lên.

* Kết luận 

- Các chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi 

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn 

IV. CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT

1. CÔNG DỤNG

- Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, chất khí được dùng vào việc chế tạo các loại nhiệt kế khác nhau.

- Sự nở vì nhiệt của chất khí được dùng vào việc chế tạo các loại khí cầu (Hình 29.7a).

- Sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau được sử dụng trong việc chế tạo các băng kép dùng trong việc đóng ngắt tự động các dụng cụ dùng điện

2. TÁC HẠI

Sự nở vì nhiệt có thể tạo ra lực có cường độ cực mạnh 

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 29: Sự nở vì nhiệt , kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 29: Sự nở vì nhiệt, nội dung chính bài 29: Sự nở vì nhiệt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác