Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 16: Sự phản xạ ánh sáng
Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức bài 16: Sự phản xạ ánh sáng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
- Khi chiếu một chùm sáng vào gương phẳng thì chùm sáng bị hắt trở lại theo hướng khác. Hiện tượng đó gọi là phản xạ ánh sáng.
- Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, người ta quy ước:
- G: gương phẳng(mặt phản xạ)
- Tia sáng tới (SI): tia sáng chiếu vào gương
- Tia sáng phản xạ (IR): tia sáng bị gương hắt trở lại
- Điểm tới (I): giao điểm của tia sáng tới và gương
- Pháp tuyến (IN)t tại I: đường thẳng vuông góc với gương tại I
- Mặt phẳng tới: mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới
- Góc tới ($\widehat{SIN}=i$): góc tạo bởi tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới
- Góc phản xạ ($\widehat{RIN}=i'$): góc tại bởi tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới
II. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
1. Thí nghiệm
2. Định luật phản xạ ánh sáng
- Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới
- Góc phản xạ bằng góc tới
III. PHẢN XẠ VÀ PHẢN XẠ KHUẾCH TÁN
- Khi mặt phản xạ nhẵn thì các tia sáng tới song song bị phản xạ theo một hướng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ (còn gọi là phản xạ gương)
- Khi mặt phản xạ không nhẵn thì các tia sáng tới song song bị phản xạ theo mọi hướng. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ khuếch tán (còn gọi là tán xạ)
- Khi có phản xạ, ta có thể nhìn thấy ảnh của vật
- Khi có phản xạ khuếch tán, ta không nhìn thấy ảnh của vật
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 16: Sự phản xạ ánh sáng, kiến thức trọng tâm KHTN 7 kết nối bài 16: Sự phản xạ ánh sáng, Ôn tập KHTN 7 kết nối bài Sự phản xạ ánh sáng
Bình luận