Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối bài 10: Đồ thị quãng đường - Thời gian

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức bài 10: Đồ thị quãng đường - Thời gian. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. VẼ ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN CHO CHUYỂN ĐỘNG THẲNG

1. Lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian 

Thời gian

(h)

Quãng đường

(km)

0

0

1

60

2

120

3

180

4

180

5

220

6

260

2. Vẽ đồ thị

  • Vẽ hai tia Os và Ot vuông góc với nhau tại O, gọi là hai trục toạ độ
    • Trục thẳng đứng (trục tung) Os được dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ xích thích hợp.
    • Trục nằm ngang (trục hoành) Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ xích thích hợp.
  • Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng
    • Biết điểm O là điểm khởi hành, khi đó s=0 và t=0.
    • Xác định trên Hình 10.1 vị trí của các điểm A,B,C,D lần lượt tương ứng với các quãng đường đi được sau 1 h, 2 h, 3h, 4h.
    • Nối các điểm O, A, B, C và C, D với nhau và nhận xét về các đường nối này (thẳng hay cong, nghiêng hay song song với trục hoành).

=> Đường nối năm điểm O, A, B, C, D trên 4h đầu

  • Nhận xét :
    • Đồ thị biểu diễn quãng đường đi được theo thời gian trong 3h đầu là một đoạn thẳng nằm nghiêng. Quãng đường đi được trong 3h đầu tỉ lệ thuận với thời gian đi.
    • Khi đồ thị là đường thẳng song song với trụ thời gian, vật không chuyển động.

II. SỬ DỤNG ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG – THỜI GIAN 

Đồ thị quãng đường – thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức khoa học tự nhiên 7 KNTT bài 10: Đồ thị quãng đường - Thời gian, kiến thức trọng tâm KHTN 7 kết nối bài 10: Đồ thị quãng đường - Thời gian, Ôn tập KHTN 7 kết nối bài Đồ thị quãng đường - Thời gian

Bình luận

Giải bài tập những môn khác