Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. MỘT SỐ VẬT LIỆU THÔNG DỤNG

1. Tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng

- Nhựa:

+ Dễ tạo hình, nhẹ, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, bền với môi trường

+ Nhựa được dùng chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc sống

+ Không nên để vật liệu bằng nhựa nơi có nhiệt độ cao. Hạn chế sử dụng đồ nhựa một lần.

- Kim loại:

+ Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

+ Sử dụng làm vật dụng, máy móc, phương tiện trong cuộc sống hằng ngày

+ Khi sử dụng vật liệu kim loại cần chú ý về tính dẫn điện và dẫn nhiệt của vật. Sơn lên bề mặt kim loại để không bị gỉ.

- Cao su:

+ Có khả năng chịu mài mòn, cách điện, không thấm nước

+ Khi sử dụng không nên để ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, không nên tiếp xúc với hóa chất và đồ sắc nhọn.

- Thủy tinh:

+ Không thấm nước, trong suốt

+ Khi sử dụng cần cẩn thận, tránh đổ vỡ, không để vật cứng đè lên

- Gốm: cứng, bền, cách điện tốt, chịu nhiệt độ cao.

- Gỗ: bền chắc, dễ tạo hình, dùng làm đồ dùng nội thất.

2. Sử dụng các vật liệu đảm bảo sự phát triển bền vững

- Cần bảo quản và sử dụng đúng cách

- Khuyến khích dùng vật liệu có thể tái sử dụng.

II. MỘT SỐ NHIÊN LIỆU THÔNG DỤNG

1. Tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng

Phân loại

Ví dụ

Tính chất

Ứng dụng

Nhiên liệu rắn

Than, gỗ củi, mùn cưa, vỏ trấu…

Than cháy, tỏa nhiều nhiệt

Dùng đun nấu, sưởi ấm,.. là nhiên liệu trong công nghiệp

Nhiên liệu lỏng

Xăng, dầu, cồn…

Dễ bắt cháy, dễ bay hơi

Chạy động cơ, là nhiên liệu trong ngành công nghiệp, giao thông…

Nhiên liệu khí

Dầu mỏ, khí hóa lỏng…

Dễ cháy và lan tỏa nhiều nhiệt.

là nhiên liệu trong ngành điện, gốm sứ…

2. An ninh năng lượng

- Là việc đảm bảo năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, đủ dùng, sạch và rẻ như năng lượng mặt trời, năng lượng gió…

3. Sự dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững

- Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy: cung cấp đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí.

- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng

- Tăng cường sử dụng những nhiên liệu có thể tái tạo, ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người

III. MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU THÔNG DỤNG

1. Tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng

Tên NL

Thành phần

Ứng dụng

Quặng

Là các loại đất đá chứa khoáng chất như kim loại, đá quý… với hàm lượng lớn.

Nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp luyện kim, sản xuất nhôm, sản xuất phân bón…

Đá vôi

Thành phần chính là calcium carbonate, tương đối cứng, không tan trong nước.

Làm vật liệu xây dựng, làm chế phẩm…

2. Sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững

- Việc khai thác quá mức, không có kế hoạch => nguyên liệu cạn kiệt, ảnh hưởng tới môi trường.

- Việc khai thác phải đảm bảo an toàn, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên môi trường.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo