Lý thuyết trọng tâm khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 22: Đa dạng động vật không xương sống
Tổng hợp kiến thức trọng tâm khoa học tự nhiên 6 cánh diều bài 22: Đa dạng động vật không xương sống. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
- Động vật không xương sống có đặc điểm chung là cơ thể không có xương sống.
- Chúng sống ở khắp nơi trên Trái Đất. Động vật không xương sống đa dạng, gồm nhiêu ngành: Ruột khoang, các ngành Giun, Thân mềm, Chân khớp,…
II. SỰ ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
1. Ngành ruột khoang
- Đặc điểm nhận biết của động vật ngành Ruột khoang: cơ thể đối xứng toả tròn.
- Vai trò:
+ Sử dụng làm thức ăn cho con người.
+ Cung cấp nơi ẩn nấp cho các động vật khác
+ Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo ở biển
- Tác hại: Một số loài có độc tính gây tổn thương cho con người và động vật khi tiếp xúc.
2. Các ngành giun
- Giun là động vật không xương sống, cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân.
- Một số ngành giun:
+ Giun dẹp: cơ thể mềm và dẹp
+ Giun tròn: cơ thể hình ống, thuôn hai đầu, không cân đối
+ Giun đốt: cơ thể dài, phân đốt, có các đôi chi bên
- Các ngành giun đa dạng về hình dạng, kích thước và lối sống
- Vai trò của động vật ngành giun: Làm thức ăn cho gia súc, gia cầm; làm đất tơi xốp…
- Một số bệnh của ngành giun: gây bệnh cho người và động vật
3. Ngành thân mềm
- Đặc điểm nhận biết: Cơ thể mềm, không phân đốt. Đa số bên ngoài vỏ cứng
- Ví dụ: con sò, con trai, con ốc, con mực. con bạch tuộc, con hàu…
- Ngành thân mềm có số loài lớn, đa dạng về hình dạng, kích thước và môi trường sống
- Vai trò: Làm thức ăn cho con người, động vật; lọc sạch nước bẩn…
- Tác hại: Phá hoại cây trồng (như ốc sên).
4. Ngành chân khớp
- Đặc điểm nhận biết: Có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động
- Chân khớp là ngành đa dạng nhất về số lượng loài
- Vai trò ngành chân khớp:
+ Làm thức ăn cho con người (tôm, cua…)
+ Thụ phấn cho cây trồng (ong mật…)
- Tác hại ngành chân khớp:
+ Làm hại cây trồng (châu chấu, cào cào…)
+ Lây truyền các nguy hiểm (ruồi, muỗi,…)
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận