Lý thuyết trọng tâm Địa lí 12 Cánh diều bài 28: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 12 cánh diều bài 28: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 28. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
Phần 1: Mục tiêu bài học
- Trình bày được khái quát về Biển Đông.
- Trình bày được vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo là một bộ phận quan trọng của nước ta.
- Chứng minh được vùng biển nước ta, các đảo và quần đảo có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
- Trình bày được tình hình khai thác tổng hợp tài nguyên biển - đảo (khai thác sinh vật, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải và du lịch biển); giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển ở nước ta.
- Phân tích được ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh cho đất nước; trình bày được hướng chung trong việc giải quyết các tranh chấp vùng biển - đảo ở Biển Đông.
- Sử dụng được bản đồ, số liệu thống kê để trình bày về các tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển - đảo.
Phần 2: Bài học
I. Khái quát về biển Đông
- Nằm ở rìa tây của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3,447 triệu km².
- Trong Biển Đông có hàng nghìn đào lớn, nhỏ và hai vịnh có diện tích lớn là vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
- Là biển tương đối kín; phía bắc và phía tây được bao bọc bởi phần đất liền của Trung Quốc và bán đảo Đông Dương, phía đông và phía nam là các vòng cung đảo.
- Có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, đặc trưng cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa.
II. Vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo
- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước.
Trong vùng biển có hàng nghìn hòn đảo lớn, nhỏ và nhiều bãi đá ngầm.
- Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước.
- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
III. Tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển, các đảo và quần đảo
1. Tài nguyên sinh vật biển
- Sinh vật trên vùng biển nước ta rất phong phú, trong đó có nhiều loài đặc sản. Trên các đảo đá ven bờ còn có chim yến, tạo mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Các hệ sinh thái vùng biển cũng rất đa dạng và giàu có với nhiều loài thực vật và động vật.
- Vùng biển nước ta còn có các ngư trường; có 4 ngư trường trọng điểm. Đây là điều kiện thuận lợi cho nước ta đẩy mạnh phát triển ngành khai thác thuỷ sản biển.
2. Tài nguyên khoáng sản biển
- Thềm lục địa nước ta có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn, ước tính khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ mét khối khí, tập trung ở 8 bể trầm tích.
- Biển còn cung cấp nguồn muối vô tận, nhiều vùng ven biển nước ta có tiềm năng sản xuất muối, đặc biệt ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Ven biển còn có tí-tan, cát trắng....
3. Tài nguyên du lịch biển đảo
- Rất phong phú với nhiều cảnh quan đẹp, vịnh biển, các đảo, các đầm phá, bãi triều...., thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch biển đảo.
- Du lịch biển đảo đang là thế mạnh cho các tỉnh ven biển, làm thay đổi cơ cấu kinh tế cho các vùng.
4. Tài nguyên năng lượng biển
- Vùng biển Việt Nam còn có tài nguyên năng lượng lớn từ gió, thuỷ triều, sóng biển, băng cháy và dòng hải lưu. Đây là điều kiện thuận lợi để nước ta hình thành và phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo.
IV. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển - đảo và bảo vệ môi trường biển
1. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo
a) Khai thác sinh vật biển
- Sản lượng khai thác thuỷ sản biển tăng nhanh, đặc biệt là cá biển. Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng khai thác thuỷ sản biển cao hàng đầu cả nước.
- Việc khai thác sinh vật biển đang góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế biển. Tuy nhiên, việc khai thác cần gắn với bảo vệ, phát triển nguồn lợi và bảo vệ môi trường.
b) Khai thác khoáng sản biển
- Nhiều loại khoáng sản biển ở nước ta đã được khai thác và mang lại hiệu quả cao.
- Sản lượng khai thác dầu thô và khí tự nhiên ngày càng tăng nhanh.
- Nghề muối được phát triển từ khá sớm nhưng năng suất còn thấp, sản xuất chưa ổn định.
- Khai thác ti-tan, cát trắng chủ yếu ở Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà.
- Cần quan tâm đến bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.
c) Giao thông vận tải biển
- Hệ thống cảng biển không ngừng được mở rộng và phát triển, đóng vai trò là đầu mối phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hoá, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
- Hiện nay, cả nước có 34 cảng biển. Nước ta đã hình thành và phát triển các tuyến vận tải biển quốc tế và nội địa.
- Đứng đầu về khối lượng luân chuyển trong các loại hình giao thông vận tải ở nước ta.
d) Du lịch biển, đảo
- Du lịch biển, đảo phát triển mạnh cả về số lượt khách và tổng thu du lịch lữ hành.
- Nhiều sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, thể thao biển.... được chú trọng đẩy mạnh.
- Nhiều khu vực du lịch biển, đảo tiếp tục được đầu tư phát triển.
- Góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh, thành phố ven biển và tăng cường sự kết nối giữa các vùng lãnh thổ.
- Cần khai thác hợp lí tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường vùng biển - đảo.
2. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển ở nước ta
- Cho phép nước ta phát triển đa dạng các hoạt động kinh tế biển, đem lại hiệu quả cao về kinh tế – xã hội, đồng thời đảm bảo chất lượng môi trường.
- Môi trường biển là không thể chia cắt, một vùng nước nhỏ bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng nước rộng lớn cũng như trên các đào. Mặt khác, môi trường đảo sẽ thay đổi rất nhanh khi có tác động của con người.
- Một số vùng biển đang bị ô nhiễm, nguồn lợi ven bờ đang suy giảm.
- Là cơ sở để nước ta tăng cường bảo vệ an ninh quốc phòng và khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
V. Ý nghĩa chiến lược của biển Đông và hướng chung trong giải quyết tranh chấp vùng biển - đảo
1. Ý nghĩa chiến lược của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước
- Có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước.
- Về kinh tế:
+ Biển Đông là biển rộng, có nhiều tiềm năng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế biển, làm giàu từ biển.
+ Việc đẩy mạnh khai thác tiềm năng sẽ tạo động lực để phát triển nền kinh tế mở hướng ra biển, góp phần tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước, nâng cao hơn nữa vị thế của kinh tế biển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương ven biển, giảm sự phát triển chênh lệch giữa các vùng.
+ Biển còn là cửa ngõ để Việt Nam trao đổi, giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
+ Phát huy các thế mạnh kinh tế biển sẽ góp phần cùng cố sức mạnh an ninh quốc phòng cho đất nước.
- Về an ninh quốc phòng:
+ Biển Đông có ý nghĩa là tuyến phòng thủ chiến lược hướng đông của đất nước, là cơ sở để gắn kết giữa các căn cứ trên đất liền với các đảo, quần đảo xa bờ.
+ Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vừa có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại trên Biển Đông, vừa là các trạm chốt tiền tiêu, bảo đảm an ninh quốc phòng cho nước ta.
2. Hướng chung trong việc giải quyết các tranh chấp vùng biển, đảo ở Biển Đông
- Kiên trì nguyên tắc giải quyết tranh chấp bất đồng ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia, tuân thủ luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
- Tham gia thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố chung của các bên về ứng xử ở Biển Đông (DOC); sớm kết thúc đàm phán, kí kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả phù hợp với luật pháp quốc tế.
- Phát triển kinh tế biển gắn với phát triển xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường. ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh quốc phòng, hợp tác quốc tế về biển.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Địa lí 12 CD bài 28: Phát triển kinh tế và đảm, kiến thức trọng tâm Địa lí 12 cánh diều bài 28: Phát triển kinh tế và đảm, Ôn tập Địa lí 12 cánh diều bài 28: Phát triển kinh tế và đảm
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận