Lý thuyết trọng tâm Địa lí 12 Cánh diều bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 12 cánh diều bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
BÀI 10. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
Phần 1: Mục tiêu bài học
- Khái quát được vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nông thôn mới.
- Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển nông nghiệp và trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu; tình hình phát triển và phân bố (trồng trọt, chăn nuôi); xu hướng phát triển của nông nghiệp nước ta.
- Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp và trình bày được tình hình phát triển, phân bố lâm nghiệp và bảo vệ tài nguyên rừng.
- Phân tích được các thế mạnh, hạn chế đối với phát triển thuỷ sản và trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu; tình hình phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.
Phần 2: Bài học
I. Vai trò của nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
- Là trụ đỡ của nền kinh tế, là cơ sở để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho một đất nước đông dân, tạo nguồn nguyên liệu vững chắc cho các ngành công nghiệp và thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ.
- Cho phép khai thác hợp lí hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm, tạo ra nông sản hàng hoá và đáp ứng với nhu cầu của thị trường.
- Đối với xây dựng nông thôn mới, tạo cơ sở chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn. => Làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
II. Nông nghiệp
1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển nông nghiệp
a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình và đất:
+ Địa hình đồng bằng chiếm khoảng 1/4 diện tích cả nước, có đất phù sa màu mỡ, dài đồng bằng ven biển có đất phù sa và đất pha cát. => Là điều kiện thuận lợi để quy hoạch vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm.
+ Địa hình đồi núi chiếm khoảng 3/4 diện tích, trong đó chủ yếu là đồi núi thấp, nhiều vùng có các bề mặt rộng, khả bằng phẳng với đất fe-ra-lít và đất đồng cỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc tập trung.
- Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá từ bắc vào nam và phân hóa theo độ cao địa hình, tạo thuận lợi cho nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với sự đa dạng về sản phẩm nông nghiệp.
- Nguồn nước: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hồ và nguồn nước ngầm phong phú, là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
- Sinh vật: Nhiều giống cây trồng, vật nuôi tốt là cơ sở cung cấp nguồn gen quý cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. Các đồng có thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc như: trâu, bò, dê.
- Tuy nhiên, bão, lũ, hạn hán, độ ẩm không khí cao dễ gây dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi..... đe doạ đến hoạt động sản xuất, làm tăng tính bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
b) Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư và lao động:
+ Việt Nam là nước đông dân, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.
+ Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp ngày càng phát triển và phân bố rộng khắp, góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Khoa học - công nghệ ngày càng hiện đại, phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, giúp hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng thuận lợi hơn, tạo ra giá trị và chất lượng sản phẩm tốt hơn.
+ Các chính sách, môi trường thể chế thuận lợi, hỗ trợ cho phát triển và đầu tư vào nông nghiệp. Nước ta còn tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do => Điều đó tạo thuận lợi cho việc mở rộng xuất khẩu nông sản đến các thị trường tiềm năng.
- Tuy nhiên, việc liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Thị trường thế giới có nhiều biến động về giá cả, nhiều sản phẩm nông nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường ở một số quốc gia và khu vực.
2. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp.
- Nội bộ ngành trồng trọt đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng giá trị sản xuất của các cây trồng có lợi thế so sánh và nhu cầu của thị trường. Các cây trồng mới có triển vọng được ưu tiên chú trọng phát triển.
- Trong ngành chăn nuôi, tỉ trọng các ngành có tiềm năng và thị trường lớn như thịt gia cầm, trứng, sữa có xu hướng tăng, tỉ trọng ngành chăn nuôi lợn và gia súc lớn được duy tri.
- Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có sự phát triển nhanh.
3. Tình hình phát triển và phân bố của nông nghiệp
3.1. Ngành trồng trọt:
a) Sản xuất lương thực
- Lúa là cây trồng chính trong ngành sản xuất lương thực, chiếm 88,9% diện tích cây lương thực có hạt ở nước ta (năm 2021).
+ Diện tích trồng lúa ở nước ta có xu hướng giảm, song năng suất và sản lượng vẫn tăng do sử dụng nhiều giống lúa mới cao sản, chất lượng cao và việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong canh tác.
+ Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu trên thế giới.
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa và xuất khẩu gạo trọng điểm của cả nước.
b) Sản xuất cây rau đậu
- Rau đậu là cây trồng có diện tích tăng nhanh ở nước ta. Cây rau đậu được trồng rộng khắp ở các địa phương trên cả nước. Các tỉnh có diện tích và sản lượng cây rau đậu lớn là: Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An, Lâm Đồng, Tiền Giang,... Trong đó, Lâm Đồng là tỉnh trồng rau lớn nhất cả nước.
c) Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả
- Cây công nghiệp ở nước ta chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu,...) và một số cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè, hồi, quế,...). Diện tích cây công nghiệp lâu năm chiếm hơn 80% tổng diện tích cây công nghiệp của cả nước năm 2021.
- Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp lâu năm đã đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về một số sản phẩm như: cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè,... Cà phê, hồ tiêu được trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,... Cao su và điều được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Chè được phát triển chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
- Cây công nghiệp hàng năm chủ yếu là: mía, lạc, đậu tương. Mía được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Lạc được trồng nhiều ở Bắc Trung Bộ và một phần của Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Đậu tương được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
- Cây ăn quả được phát triển khá mạnh ở nước ta trong những năm gần đây do mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất hiện nay là Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ.
3.2. Ngành chăn nuôi:
a) Chăn nuôi lợn và gia cầm
- Đàn lợn ở nước ta có hơn 23 triệu con, chiếm khoảng 60 – 70% tổng sản lượng thịt các loại (năm 2021).
- Đàn gia cầm tăng, đạt trên 500 triệu con (năm 2021).
- Do nhu cầu tiêu dùng trên thị trường tăng mạnh và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phát triển chăn nuôi, gia cầm là nguồn cung cấp sản lượng thịt lớn thứ hai ở nước ta.
- Đàn lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở các vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm là Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
b) Chăn nuôi trâu, bò
- Đàn trâu có xu hướng giảm. Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (chiếm trên 1/2 cả nước), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (chủ yếu ở Thanh Hoá, Nghệ An). Nghệ An là tỉnh có đàn trâu nhiều nhất cả nước với hơn 268 nghìn con (năm 2021).
- Đàn bò có xu hướng tăng nhanh, cả bò thịt và bò sữa. Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa với tổng đàn trên 500 nghìn con, được phát triển ở Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
c) Chăn nuôi dê, cừu
- Chăn nuôi dê, cừu phát triển mạnh ở nước ta trong những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh. Tổng số dê và cừu tăng từ khoảng 1 triệu con (năm 2010) lên hơn 3 triệu con (năm 2021), trong đó đàn dê là chủ yếu (chiếm trên 90% tổng đàn dê, cừu).
4. Xu hướng phát triển
- Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương.
- Phát triển hiệu quả, bền vững theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch và phát triển thị trường nông sản ở cả trong nước và ngoài nước.
- Phát triển nông nghiệp gắn với các dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn.
- Phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn; ứng phó với biến đổi khí hậu.
III. Lâm nghiệp
1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp
* Thế mạnh
- Diện tích rừng của nước ta năm 2021 là 14,7 triệu ha, với tỉ lệ che phủ rừng đạt khoảng 42% diện tích tự nhiên.
- Rừng phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trong rừng có nhiều loại gỗ quý nhiệt đới và đặc biệt có nhiều lâm sản ngoài gỗ có giá trị, cùng nhiều loại chim, thủ quý.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa với nền nhiệt độ cao, độ ẩm dồi dào nên thuận lợi cho việc trồng, tái sinh các hệ sinh thái rừng.
- Khoa học – công nghệ gắn với lâm nghiệp được hoàn thiện, triển khai và áp dụng rộng rãi.
- Hệ thống các chính sách được Nhà nước ngày càng hoàn thiện, ban hành kịp thời, góp phần bảo tồn nhiều hệ sinh thái rừng tự nhiên và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các ngành dịch vụ từ rừng.
- Gỗ, dịch vụ sinh thái rừng ngày càng lớn cũng là những điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp ở nước ta hiện nay.
* Hạn chế
- Chất lượng rừng còn thấp
- Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp,...
2. Tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp
a) Lâm sinh
- Diện tích rừng trồng ở nước ta tăng liên tục qua các năm.
- Rừng trồng chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mô, rừng thông nhựa và một số loại dược liệu, lâm sản quý.
- Hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ rừng ngày càng được chú trọng.
- Các vùng có diện tích rừng trồng mới nhiều là: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
b) Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản
- Sản lượng gỗ khai thác từ rừng có xu hướng tăng liên tục qua các năm.
- Sản lượng gỗ rừng trồng tăng, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến chủ động được cơ bản nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, giảm chi phí sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm gỗ Việt Nam.
- Các vùng có sản lượng khai thác gỗ lớn là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
3. Vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng
- Quản lí, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có.
- Hạn chế tối đa chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích ngoài lâm nghiệp, hoàn thành giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gần với chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
- Đẩy mạnh gắn kết giữa bảo tồn và phát triển với sự tham gia tích cực của các bên liên quan trong quản lí rừng.
- Tăng cường năng lực quản trị rừng cho các chủ rừng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kĩ thuật trong quản lý giám sát tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
IV. Thuỷ sản
1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thủy sản
* Thế mạnh
- Vùng biển nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới, có nguồn lợi hải sản khá phong phú.
- Vùng biển nước ta rộng lớn, có nhiều ngư trường trọng điểm.
- Đường bờ biển dài có nhiều vũng vịnh, đầm phá và cửa sông.
- Trong vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo ven bờ có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Hệ thống sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả tôm, cả nước ngọt.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng là một điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng có thể diễn ra quanh năm với nhiều loại thuỷ sản nhiệt đới có giá trị.
- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Các phương tiện khai thác, bảo quản ngày càng hiện đại, tạo điều kiện cho đánh bắt xa bờ.
- Các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản của nước ta ngày càng thuận lợi hơn nhờ hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá và hoạt động nghiên cứu sản xuất con giống chất lượng cao, chế biến thức ăn được mở rộng.
- Các chính sách quản lí của Nhà nước đối với ngành thuỷ sản ngày càng được hoàn thiện và chặt chẽ.
- Việc đa dạng hoá thị trường, tận dụng tốt các lợi thế từ những hiệp định thương mại tự do đã giúp cho thị trường của ngành thuỷ sản ngày càng mở rộng.
* Hạn chế
- Khí hậu diễn biến thất thường, nhiều thiên tai.
- Ô nhiễm môi trường nước.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động.
2. Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản
- Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản nước ta liên tục tăng.
a) Khai thác thuỷ sản
- Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng, hoạt động đánh bắt xa bờ được đẩy mạnh nhờ việc áp dụng các công nghệ hiện đại.
- Các tỉnh, thành phố ven biển đều đẩy mạnh phát triển khai thác hải sản, trong đó Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Bình Định,... là các địa phương có sản lượng khai thác lớn của cả nước.
b) Nuôi trồng thuỷ sản
- Các đối tượng nuôi trồng chủ yếu là: tôm, cá tra, cá ba sa, rong biển,...
- Các mô hình nuôi tuần hoàn, nuôi sinh thái (tôm – rừng, tôm – lúa), nuôi công nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm gắn với chỉ dẫn địa lí, truy xuất nguồn gốc được áp dụng rộng rãi.
- Sản lượng và chất lượng sản phẩm nuôi trồng tăng nhanh. Tôm và cá nước ngọt được nuôi nhiều ở Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Kiên Giang.…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Địa lí 12 CD bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp,, kiến thức trọng tâm Địa lí 12 cánh diều bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp,, Ôn tập Địa lí 12 cánh diều bài 10: Vấn đề phát triển nông nghiệp,
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận