Lý thuyết trọng tâm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Cánh diều bài 4: Sinh trưởng và phát triển của cây rừng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều bài 4: Sinh trưởng và phát triển của cây rừng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 2: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG

BÀI 4: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY RỪNG

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Phân tích được quy luật sinh trưởng, phát triển của cây rừng.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. Khái niệm sinh trưởng, phát triển của cây rừng

1.1 Sinh trưởng của cây rừng

- Sinh trưởng của cây rừng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây (hoặc từng bộ phận).

- Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây rừng, bao gồm: đường kính thân cây, chiều cao cây, đường kính tán, thể tích cây.

1.2 Phát triển của cây rừng

- Phát triển của cây rừng là quá trình biến đổi về chất và sự phát sinh các cơ quan trong toàn bộ đời sống của cây (ra hoa, kết quả,...).

- Sinh trưởng và phát triển của cây rừng có liên quan chặt chẽ với nhau. Nắm vững mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của cây rừng để điều khiển rừng phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của ngành lâm nghiệp.

2. Quy luật sinh trưởng, phát triển của cây rừng

2.1 Giai đoạn non

- Giai đoạn non là giai đoạn từ khi hạt nảy mầm  đến trước khi cây ra hoa, kết quả. Trong những năm đầu của thời kì sinh trưởng, khi cây rừng còn non, chưa có bộ rễ và tán cây hoàn chỉnh nên tốc độ sinh trưởng còn chậm.

2.2 Giai đoạn gần thành thục

- Ở giai đoạn này, cây sinh trưởng mạnh về chiều cao và đường kính. Cây rừng bắt đầu ra hoa, kết quả.

2.3 Giai đoạn thành thục

- Sinh trưởng đường kính và chiều cao của cây rừng tăng dần và đạt đến kích thước cực đại. Giai đoạn này, cây rừng ra hoa, kết quả đạt số lượng nhiều và chất lượng cao nhất.

2.4 Giai đoạn già cỗi

- Sinh trưởng của cây rừng sau khi đạt kích thước cực đại thì chậm dần rồi ngừng lại và hầu như không tiếp tục tăng cho đến khi cây già cỗi và chết. Ở giai đoạn này, khả năng ra hoa, kết quả giảm, cây già cỗi, yếu ớt, thường xuất hiện hiện tượng rỗng ruột, dễ bị đổ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 CD bài 4: Sinh trưởng và phát triển của, kiến thức trọng tâm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều bài 4: Sinh trưởng và phát triển của, Ôn tập Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 cánh diều bài 4: Sinh trưởng và phát triển của

Bình luận

Giải bài tập những môn khác