Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Kết nối bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối tri thức Kết nối bài 3: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 3: KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI 

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Phân tích được đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.

- Nêu được quy trình trồng, chăm sóc, kĩ thuật tỉa cành, tạo tán, điều khiển ra hoa, đậu quả cho cây ăn quả có múi.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh

1. Đặc điểm thực vật học

- Bộ rễ: Gồm rễ cái và rễ con. Rễ cái cắm sâu xuống đất để cây đứng vững. Rễ bên phân bố nông, có chức năng chính lấy nước và khoáng.

- Thân, cành: Thân gỗ nhỏ. Nhiều cành, phân cành thấp.

- Lá: Màu xanh, mọc so le, phiến lá hình trái xoan hoặc thuôn dài. 

- Hoa:

+ Hoa lưỡng tính, mọc ở đầu cành hoặc nách lá.

+ Cánh hoa thường có màu trắng hoặc trắng ngả vàng.

+ Chủ yếu là tự thụ phấn, một số loại có thụ phấn chéo.

- Quả: Quả hình cầu. Vỏ dày, màu xanh hoặc vàng khi chín. Vỏ quả có tinh dầu.

2. Yêu cầu ngoại cảnh

- Nhiệt độ: Khoảng nhiệt độ có thể sinh trưởng, phát triển: 12 °C – 39 °C và thích hợp nhất là 23 °C – 29°C.

- Lượng mưa: Cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng ngập.

                      + Lượng mưa tối ưu là 900 – 1200 mm.

                      + Độ ẩm 70 – 80%.

- Ánh sáng: Không ưa ánh sáng mạnh.Ưa ánh sáng tán xạ mùa hè 8h – 17h.

- Đất trồng: Đa dạng: đất phù sa, đất cát pha, đất bazan,...

 + Yêu cầu: tầng đất dày trên 1 m, thoát nước tốt, pH 5,5 – 6,4 (chua nhẹ).

- Gió: Gió vừa phải: giúp lưu thông không khí, hạn chế sâu bệnh, điều hoà độ ẩm.

II. Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc

1. Kĩ thuật trồng

- Thời vụ: mát mẻ, nhiều ẩm.

- Khoảng cách trồng: để lá cây phát triển không che lấp nhau.

- Hố trồng: chuẩn bị cho đất tơi xốp và bổ sung phân bón lót.

- Trồng cây: trồng đủ sâu để cây đứng vững, rễ phát triển, dễ chăm tưới.

2. Kĩ thuật chăm sóc

- Làm cỏ, vun xới:

+ Loại bỏ nơi ẩn nấp của sâu bệnh.

+ Vun xới đất tơi xốp cho cây lấy nước và chất dinh dưỡng. 

- Bón phân thúc

+ Lượng bón: Bảng 3.1 SGK (Tuỳ thuộc loại cây, tuổi cây).

+ Thời điểm bón: Bảng 3.2 SGK.

- Cách bón:

+ Tạo rãnh, rắc phân, lấp đất.

+ Hoà phân vào nước rồi tưới.

+ Rắc trên gốc rồi tưới nước.

* Lưu ý giữ ẩm thường xuyên

– Tưới nước: Tuỳ thuộc loại cây, tuổi cây.

- Một số sâu, bệnh hại và biện pháp phòng, trừ: Nguyên tắc chung để phòng sâu bệnh:

+ Sử dụng cây giống sạch. 

+ Cắt tỉa cành yếu, bệnh. 

+ Kiểm tra vườn thường xuyên.

+ Bón phân hợp lí, đảm bảo dinh dưỡng cho cây khoẻ.

+ Sử dụng biện pháp trừ sâu kịp thời, hợp lí.

III. Kĩ thuật cắt tỉa, tạo tán

1. Thời kì kiến thiết cơ bản

- Cắt tỉa để tạo bộ khung tán khoẻ, phân bố đều bằng cách:

+ Cuối năm thứ nhất: Bấm ngọn ở vị trí cách mặt đất 80 cm để tạo các cảnh cấp 1. 

+ Cuối năm thứ hai. Chọn để lại từ 3 đến 5 cành cấp 1 khoẻ, phân bố đều trên thân chính và loại bỏ toàn bộ các cành cấp 2 đã phát sinh, đồng thời bấm ngọn cành cấp 1 cách gốc cảnh khoảng 50 – 60 cm để tạo các nhánh cấp 2.

+ Cuối năm thứ ba: Cắt bỏ bớt cành cấp 2, chỉ để lại hai cảnh cấp 2 phía ngoài cùng trên một cảnh cấp 1 để tạo các cảnh cấp 3, cấp 4.

2. Thời kì kinh doanh

- Loại bỏ các cành chết, cành bị tổn thương, cành bị sâu, bệnh, cành mọc chen chúc nhau, cành vô hiệu và loại bỏ bớt những mầm mọc trong thân, cành chính phía trong tán cây. Ngoài cắt tỉa cành, cần tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình; những quả bị nhiễm sâu, bệnh và tỉa thưa quả (nếu cây đậu quá nhiều quả) để cho quả to, đồng đều.

IV. Kĩ thuật điểu khiển ra hoa, đậu quả

1. Thúc đẩy khả năng ra hoa

- Để thúc đẩy cây có múi ra hoa, sử dụng Paclobutrazol nồng độ từ 0,02% đến 0,04% tưới quanh gốc cây với lượng dùng từ 2,5 g đến 5 g/m bán kinh tán hoặc sử dụng nồng độ từ 1.000 ppm đến 2.000 ppm xịt lên lá cây. Có thể sử dụng kết hợp biện pháp hạn chế tưới nước để nâng cao hiệu quả.

2. Tăng khả năng đậu quả

- Sử dụng GAg với nồng độ từ 20 ppm đến 40 ppm phun cho cây ở thời kì đầu ra hoa và thời kì tạo quả non để tăng tỉ lệ đậu quả, giảm rụng quả. Đối với cây cam, sử dụng Brassinolide với nồng độ 5 mg/100 L nước đề phun cho cây ở thời kì đầu ra hoa và thời kì tạo quả non sẽ giúp tăng tỉ lệ đậu quả, tăng trọng lượng quả và năng suất.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả KNTT Kết nối bài 3: Kĩ thuật trồng và, kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối tri thức Kết nối bài 3: Kĩ thuật trồng và, Ôn tập Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả kết nối tri thức Kết nối bài 3: Kĩ thuật trồng và

Bình luận

Giải bài tập những môn khác