Lý thuyết trọng tâm Công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp Chân trời Chủ đề 2: Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo Chủ đề 2: Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 2: GIÁO DỤC KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Mô tả được cơ cấu hệ thống giáo dục tại Việt Nam.

- Nhận ra và giải thích được các thời điểm có sự phân luồng và cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục.

- Hiểu được sau khi kết thúc trung học cơ sở có những hướng đi nào liên quan đến nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

1. CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM

- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo, với các lớp mầm, chồi, lá.

- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, với các lớp 1, 2, 3, 4, 5; giáo dục trung học cơ sở, với các lớp 6, 7, 8, 9 và giáo dục trung học phổ thông, với các lớp 10, 11, 12.

- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.

- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đằng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác.

- Giáo dục thường xuyên gồm trung học cơ sở, trung học phổ thông và bồi dưỡng nâng cao trình độ.

2. PHÂN LUỒNG VÀ CƠ HỘI LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC

2.1. Thời điểm có sự phân luồng

Sự phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông được thực hiện ở thời điểm học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và tốt nghiệp trung học phổ thông.

2.2. Cơ hội lựa chọn nghề nghiệp

- Tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể lựa chọn những nghề đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp để tiếp tục học tập tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để có cơ hội trở thành những lao động thủ công hoặc lao động có kĩ năng trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ như: thợ xây nhà, thợ hàn, thợ sửa chữa điện dân dụng, ...

- Tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh có thể lựa chọn các ngành đào tạo trình độ đại học trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục đại học để có cơ hội trở thành những nhà chuyên môn bậc cao như: kĩ sư xây dựng, kĩ sư cơ khí, kĩ sư điện, …

3. NHỮNG HƯỚNG ĐI LIÊN QUAN ĐẾN NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ SAU THCS

- Tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể tiếp tục học cấp trung học phổ thông, với những môn học thuộc tổ hợp lựa chọn có liên quan đến kĩ thuật, công nghệ tại các trường trung học phổ thông hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Học sinh cũng có thể tiếp tục học các ngành nghề trình độ sơ cấp hoặc trung cấp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp để trở thành những lao động thủ công hoặc lao động có kĩ năng trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Ngoài ra, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở cũng có thể tham gia thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ với những nghề, công việc thuộc nhóm nghề nghiệp lao động giản đơn, phù hợp lứa tuổi và đúng pháp luật.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp CTST Chủ đề 2: Giáo dục kĩ thuật, công, kiến thức trọng tâm Công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo Chủ đề 2: Giáo dục kĩ thuật, công, Ôn tập Công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo Chủ đề 2: Giáo dục kĩ thuật, công

Bình luận

Giải bài tập những môn khác