[KNTT] Trắc nghiệm công nghệ 6 chương 4: Đồ dùng điện trong gia đình (P1)
Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm công nghệ 6 chương 4: Đồ dùng điện trong gia đình sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1. Đồ dùng nào sau đây không phải là đồ dùng điện trong gia đình?
- A. Máy xay sinh tố
B. Xe đạp
- C. Máy sấy
- D. Bàn là
Câu 2: Đại lượng nào dưới đây là thông số kĩ thuật của đồ dùng điện trong gia đình?
- A. Điện áp định mức
- B. Công suất định mức
- C. Dung tích
D. Tất cả đáp án trên
Câu 3: Hình ảnh dưới đây là đồ dùng điện nào trong gia đình?
- A. Máy xay sinh tố
- B. Điều hòa không khí
C. Máy giặt
- D. Quạt điện
Câu 4: Tai nạn giật điện sẽ không xảy ra nếu chúng ta thực hiện việc làm nào sau đây?
- A. Chạm tay vào nguồn điện
- B. Cầm, nắm vào vị trí dây dẫn điện bị hỏng lớp vỏ cách điện
C. Tránh xa khu vực có dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống
- D. Chạm vào đồ dùng điện bị rò điện ra lớp vỏ bên ngoài
Câu 5: Yêu cầu nào dưới đây thuộc về an toàn khi sử dụng đối với đồ dùng điện?
- A. Đặt đồ dùng điện trên bề mặt ổn định hoặc cố định chắc chắn để tránh rơi, đổ trong quá trình vận hành.
- B. Vận hành đồ dùng điện theo đúng quy trình hướng dẫn.
- C. Không chạm vào chỗ đang có điện
D. A và B
Câu 6: Hành động nào sau đây không an toàn với người sử dụng khi sử dụng đồ dùng điện trong gia đình?
A. Cắm phích điện, đóng cầu dao khi tay người bị ướt
- B. Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế ngay nếu đồ dùng điện bị hư hỏng
- C. Sử dụng bút thử điện để kiểm tra điện
- D. Nạp điện đúng cách cho các đồ dùng điện có chức năng nạp điện
Câu 7: Hành động nào sau đây an toàn với đồ dùng điện khi sử dụng?
- A. Cắm chung nhiều đồ dùng điện trên cùng một ổ cắm
- B. Đặt đồ dùng điện ở nơi ẩm ướt
C. Vận hành đồ dùng điện theo đúng quy trình hướng dẫn
- D. Không ngắt điện khi vệ sinh đồ dùng điện
Câu 8: Năng lượng nào dưới đây không thân thiện với môi trường?
- A. Năng lượng mặt trời
B. Nhiên liệu hóa thạch: than đá, dầu mỏ, khí đốt...
- C. Nhiên liệu sinh học
- D. Năng lượng địa nhiệt
Câu 9: Đèn điện là
- A. Đồ dùng điện để làm sạch bụi bẩn
B. Đồ dùng điện để chiếu sáng
- C. Đồ dùng điện để chế biến thực phẩm
- D. Đồ dùng điện để bảo quản thực phẩm
Câu 10: Một số loại đèn điện phổ biến là
- A. Đèn bàn
- B. Đèn chùm
- C. Đèn ống
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai về đèn sợi đốt?
- A. Tuổi thọ của đèn sợi đốt chỉ khỏang 1 000 giờ
- B. Nếu sờ vào bóng đèn đang chiếu sáng sẽ thấy nóng và có thể bị bỏng
- C. Khi đèn làm việc, sợi đốt bị nóng ở nhiệt độ cao nên nhanh hỏng
D. Sử dụng đèn sợi đốt để chiếu sáng giúp tiết kiệm điện năng
Câu 12: Điện năng biến đổi thành quang năng ở bộ phận nào của đèn sợi đốt?
A. Sợi đốt
- B. Đuôi đèn
- C. Bóng thủy tinh
- D. Đáp án khác
Câu 13: Để tiết kiệm điện năng nhiều nhất, em sử dụng loại bóng đèn điện nào sau đây?
- A. Sợi đốt
B. LED
- C. Huỳnh quang
- D. Compact
Câu 14: Để bóng đèn dùng lâu, không mất thời gian thay bóng đèn mới, em lựa chọn dùng loại bóng đèn nào dưới đây?
- A. Sợi đốt
- B. LED
- C. Compact
D. Đáp án B và C
Câu 15: Một bóng đèn sợi đốt có công suất 0,04kW được bật trong 6 giờ. Tính chi phí mà bóng đèn sử dụng nếu biết giá mỗi kWh là 2 500 đồng.
- A. 500 đồng
B. 600 đồng
- C. 700 đồng
- D. 800 đồng
Câu 16. Chức năng chính của nồi cơm điện là gì?
- A. Nấu canh
- B. Nấu xôi
C. Nấu cơm
- D. Nấu bánh bông lan
Câu 17: Cấu tạo nồi cơm điện có mấy bộ phận chính?
- A. 3
- B. 4
C. 5
- D. 6
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là nguyên lý làm việc của nồi cơm điện?
- A. Khi được cấp điện và chọn chế độ nấu, bộ điều khiển sẽ cấp điện cho mâm nhiệt hồng ngoại, làm mâm nhiệt hồng ngoại nóng lên, toả ra một nhiệt lượng lớn làm nóng nồi nấu.
B. Khi bắt đầu nấu, bộ phận điều khiển cấp điện cho bộ phận sinh nhiệt, khi nồi làm việc ở chế độ nấu, khi cạn nước, bộ phận điều khiển làm giảm nhiệt độ của bộ phận sinh nhiệt nồi chuyển sang chế độ nấu.
- C. Khi hoạt động, sự phóng điện giữa hai cực của đèn tác dụng lên lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống làm phát ra ánh sáng.
- D. Tất cả đều đúng
Câu 19: Nồi cơm điện là thiết bị
A. Biến điện năng thành nhiệt năng
- B. Biến điện năng thành cơ năng
- C. Biến điện năng thành quang năng
- D. Biến điện năng thành vi sóng
Câu 20: Nguyên nhân gây ra một số hiện tượng cơm bị nhão sau khi nấu?
- A. Do lượng nước đổ vào nấu quá ít
- B. Bộ phận sinh nhiệt bị hỏng, không cung cấp đủ nhiệt để cơm có thể chín
- C. Mặt ngoài của nồi nấu chưa được lau khô trước khi đặt vào mặt trong của thân nồi
D. Do lượng nước đổ vào nấu quá nhiều
Câu 21: Hoạt động chuẩn bị nấu cơm bằng nồi cơm điện là
- A. Cắm điện và bật công tắc ở chế độ nấu
- B. Đặt nồi nấu khít với mặt trong của thân nồi và đóng nắp
- C. Lau khô mặt ngoài của nồi nấu bằng khăn mềm
D. Đáp án B và C
Câu 22. Gia đình bạn Mai có ba người: bố, mẹ và Mai. Em hãy giúp bạn Mai lựa chọn một chiếc nồi cơm điện phù hợp nhất với gia đình bạn trong các loại nồi có các thông số dưới đây.
A. Dung tích 1l có nhãn dán 3 sao
- B. Dung tích 1l có nhãn dán 1,5 sao
- C. Dung tích 2l có nhãn dán 3 sao
- D. Dung tích 2l có nhãn dán 4 sao
Câu 23 Nhà Hoa có 4 người: bố, mẹ, Hoa đang học lớp 6 và em gái đang học lớp 3. Hôm nay Chủ nhật, cả nhà đi siêu thị mua sắm và muốn mua một nồi cơm điện mới thay cho chiếc nồi cũ. Gia đình Hoa nên lựa chọn loại nào dưới đây?
A. 220V - 700W - 1,8 lít
- B. 220V - 1 350W - 3,8 lít
- C. 220V - 400W - 1 lít
- D. 220V - 1 550W - 6,3 lít
Câu 24: Bếp hồng ngoại gồm bao nhiêu bộ phận chính?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
D. 4
Câu 25: Các bộ phận chính của bếp hồng ngoại là
- A. Mặt bếp, thân bếp
- B. Bảng điều khiển
- C. Mâm nhiệt hồng ngoại
D. Tất cả đáp án trên
Câu 26: “Xây dựng, thiết kế, thử nghiệm, giám sát và phát triển các hệ thống điện” là công việc của
A. Kỹ sư cầu đường
- B. Kỹ sư điện
- C. Thợ điện
- D. Kỹ sư xây dựng
Câu 27: “Xây dựng, thiết kế, thử nghiệm, giám sát và phát triển các hệ thống điện” là công việc của
- A. Kỹ sư cầu đường
B. Kỹ sư điện
- C. Thợ điện
- D. Kỹ sư xây dựng
Câu 28:Em chọn chế độ nấu, tăng giảm nhiệt độ ở bộ phận nào của bếp hồng ngoại?
- A. Mặt bếp
B. Bảng điều khiển
- C. Thân bếp
- D. Mâm nhiệt hồng ngoại
Câu 29: Lưu ý khi sử dụng bếp hồng ngoại là:
- A. An toàn về điện và nhiệt
- B. Không để thức ăn, nước rơi vào mặt bếp, thường xuyên lau chùi bếp
- C. Sử dụng đúng điện áp định mức của bếp
D. Tất cả đáp án trên
Câu 30: Nếu một ngày gia đình em sử dụng bếp hồng ngoại hai lần, thời gian mỗi lần nấu là 20 phút. Hỏi mỗi ngày gia đình em phải trả bao nhiêu tiền điện khi sử dụng bếp hồng ngoại? Biết giá của mỗi kWh là 2 500 đồng, thông số kĩ thuật của bếp hồng ngoại em sử dụng là 220V - 1,2kWh.
A. 1 500 đồng
- B. 1 000 đồng
- C. 2 500 đồng
D. 2 000 đồng
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận