Giáo án giáo dục công dân 9: Bài Ôn tập học kì 1

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập học kì 1. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tiết 16: ÔN TẬP HỌC KÌ 1 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Về kiến thức: Giúp học sinh củng cố ôn tập lại những kiến thức đã học về chủ đề đạo đức đã học bao gồm các chủ điểm: Sống cần kiệm liêm chính chí công vô tư, Sống tự trọng và tôn trọng người khác, Sống có kỉ luật, có lòng nhân ái vị tha, Sống hội nhập, có văn hoá, chủ động sáng tạo, có mục đích lý tưởng sống. 2. Về kĩ năng Rèn luyện khả năng so sánh, phân tích các tình huống, khả năng giao tiếp của học sinh Biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong đời sống. 3. Về thái độ: Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm ý thức rèn luyện các phẩm chất đạo đức, biết nhận xét một cách chính xác về những hành vi của người khác và của bản thân II. NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐƯỢC HƯỚNG TỚI * Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ * Năng lực chuyên biệt: - Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp. III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC : -Thảo luận nhóm, sử lí thông tin, tình huống IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Giáo viên: - SGK, SGV, giáo án - Bảng phụ 2.Học sinh: - Ôn tập lại toàn bộ nội dung đã học, sưu tầm tranh ảnh theo các chủ đề đạo đức đã học, sưu tầm tranh ảnh theo các chủ đề đạo đức đã học. V.TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC: 1.Ổn định tổ chức( 1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút) Câu 1: Nói tới truyền thống tức là chúng ta đang nói tới các yếu tố tinh thần, văn hóa, trí tuệ, đạo đức có tính: A, Nhất thời B, Bền vững C, Bất biến D, Không bền vững Câu 2: Thành phố cảng của chúng ta được nhà nước tặng danh hiệu gì? A, Anh hùng, quyết thắng B, Thành phố vì hòa bình C, Trung dũng, quyết thắng Câu 3: Ngày truyền thống nghề cá Cát Bà đồng thời là ngày kỉ niệm Bác Hồ về thăm huyện đảo diễn ra vào ngày nào? A, Ngày 1/4 B, Ngày 1/5 C, Ngày 4/1 1. Bài mới 2. Cách thức tổ chức GV yêu cầu HS ngoài phần học 9 bài, GV chia lớp thành 2 nhóm- 2 dãy bàn chuẩn bị vẽ tranh theo chủ đề: Dãy 1 chuẩn bị 5 bài đầu, dãy 2 chuẩn bị 4 bài còn lại; mỗi bàn chuẩn bị bút màu-giấy vẽ A4 , cử trưởng nhóm để trình bày… ). HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu :Tạo tâm thế và kích thích sự chú ý của học sinh - Phương pháp -Kĩ thuật Nêu vấn đề - Kĩ: thuật Nêu vấn đề GV Chúng ta đã tìm hiểu 10 bài trong nội dung Học kì I chương trình GDCD lớp 9. Để củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đó, hôm nay chúng ta học bài Ôn tập Học kì I GV nêu các yêu cầu trong tiết học để học sinh biết và thực hiện ( Sẽ thực hiện ôn tập theo chủ đề). HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI -Thời gian 17 p Mục tiêu: Giúp HS ôn tập lại các kiến thức trọng tâm các bài. Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học ở học kì 1 Phương pháp: Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề HĐ cá nhân Cách thực hiện Hs tìm hiểu nội dung ôn tập theo chủ đề và định hướng của giáo viên Thông qua tổ chức trò chơi vẽ tranh , các nhóm(bàn) trình bày bài thuyết minh tranh. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng * GV nêu cách tiến hành: Trong vòng 4’ mỗi nhóm (bàn) vẽ 1 bức tranh về chủ đề đã học( Bốc thăm yêu cầu ) 2’ trình bày. * GV gọi từ 6- 8 nhóm trình bày ( Tuỳ điều kiện thời gian ). Sau mỗi phần trình bày của 1 nhóm, cả lớp cùng thảo luận , đánh giá. - GV nêu câu hỏi chủ đề 1- Quan hệ bản thân: Gồm 1 bài (B2). ? Tự chủ là gì? Ý nghĩa. GV kết luận. Chủ đề 2. Quan hệ với công việc. Gồm 4 bài ( B. 1, 3, 8, 9 ). - GV: Theo em vì sao lại xếp 4 bài này cùng 1 chủ đề ? Nêu mối quan hệ giữa các bài này. Nêu ví dụ. - GV kết luận. Chủ đề 3: Quan hệ với cộng đồng, đất nước gồm 4 bài ( B. 4, 5, 6, 7). ? Nêu mối quan hệ giữa các bài trên. - GV gọi HS trình bày qua sơ đồ. GV bổ sung. Chuyển HĐ: Để khắc sâu kiến thức bài đã học ta cùng vào HĐ 2: Nhìn tranh nêu ý nghĩa các bài học… * HS thảo luận, vẽ, cử đại diện trình bày, gồm các ý chính: + Chủ đề tranh là gì ? + Chủ đề ( Bài) có ý chính gì-Kn ? + Biểu hiện của đức tính này là gì? + Cách rèn luyện ? - HS trả lời cá nhân. - HS thảo luận bàn, nêu các ý: + Vì đây là các đức tính liên quan đến công việc cá nhân hàng ngày. + Chí công vô tư  Dân chủ-kỉ luật  Sáng tạo  Có năng suất, CL, hiệu quả. + HS tự nêu ví dụ. * HS thảo luận ( bàn), cử đại diện trình bày, lớp bổ sung- nhận xét. - HS trình bày cá nhân (Theo sơ đồ ) I/ NỘI DUNG ÔN TẬP 1- Tự chủ: Làm chủ bản thân làm chủ:suy nghĩ, tình cảm…của mình  bình tĩnh, tự tin. - Sống đúng đắn, cư xử có đạo đức- có văn hóa đứng vững trước khó khăn. 2- Trong quan hệ với công việc ta cần đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân, hết lòng vì việc chung. Ta cần học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong mọi việc, chú ý đến bảo vệ môi trường. SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BÀI (B. 4, 5, 6, 7, ) ( Chủ đề 3 ) . Nêu ý nghĩa bài qua trò chơi. Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, thái độ, nhận thức của bản thân qua trò chơi. Cách tiến hành: Chơi trò chơi. - GV nêu cách tiến hành: Trò chơi “Em là phóng viên nhỏ”, - - GV trình bày 5 ảnh về các chủ đề đã học, lần lượt các em sẽ trình bày ý kiến bản thân qua ảnh dưới sự điều khiển của “Phóng viên nhỏ” - HS quan sát tranh, trình bày, lớp nhận xét.( Y/cầu: HS nêu các vấn đề có liên quan bài học ) Tranh dùng cho trò chơi “Em là phóng viên nhỏ” 1 Cái bắt tay mở ra kỉ nguyên hợp tác mới giữa VN-Hoa Kì 2 Quyển nhật kí đã giúp TN VN có cái nhìn mới về mình 3 Sự hy sinh là vô cùng vĩ đại 4 Bảo tồn các nghề truyền thống 5Công cụ lao động mới của kĩ sư “Hai Lúa” VN - GV kết luận. Ảnh 1: Việt Nam mong muốn hợp tác với tất cả các nước nhằm cùng phát triển… Ảnh 2, 3: Hòa bình là nguyện vọng ngàn đời của DT Việt Nam… Ảnh 4: Cần giữ gìn và phát huy bản sắc DT … Ảnh 5: Năng động-sáng tạo nhằm tạo năng suất cao nhất. Hoạt động 3 LUYỆN TẬP ( 12 phút) Mục tiêu nhằm hệ thống lại những nội dung kiến thức đã học ở học kì I Phương pháp nêu vấn đề Kĩ thuật: HĐ cá nhân Thảo luận nhóm Cách thực hiện Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Nhanh tay nhanh mắt” - GV chia lớp làm 4 nhóm - GV đưa ra cho các nhóm bảng tóm tắt nội dung đã học và các phiếu học tập có ghi tên các chủ điểm và tên bài đã học. STT Chủ điểm đạo đức Tên bài học 1 2 3 4 5 6 7 8 - HS nhận phiếu ghi tên các chủ điểm: 1. Sống cần kiệm liêm chính, chí công vô tư 2. Sống tự trọng và tôn trọng người khác 3. Sống có kỉ luật 4. Sống nhân ái, vị tha 5. Sống hội nhập 6. Sống có văn hoá 7. Sống chủ động sáng tạo 8. Sống có mục đích Phiếu ghi tên các bài học: 1. Chí công vô tư 2. Tự chủ 3. Dân chủ và kỉ luật 4. Bảo vệ hoà bình 5. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới 6. Hợp tác cùng phát triển 7. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp dân tộc 8. Năng động sáng tạo 9. Làm việc có năng suất chất lượng và hiệu quả - GV yêu cầu HS suy nghĩ và lên đính các phiếu học tập vào các ô trên bảng tóm tắt sao cho đúng với thứ tự đã học - Đại diện nhóm lên bảng làm bài. - Dự kiến kết quả: STT Chủ điểm đạo đức Tên bài học 1 Sống cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Chí công vô tư 2 Sống tự trọng và tôn trọng người khác Tự chủ 3 Sống có kỉ luật Dân chủ và kỉ luật 4 Sống nhân ái, vị tha Bảo vệ hoà bình 5 Sống hội nhập Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới Hợp tác cùng phát triển 6 Sống có văn hoá Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp dân tộc 7 Sống chủ động sáng tạo Năng động sáng tạo Làm việc có năng suất chất lượng và hiệu quả HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu Dựa vào kiến thức đó học hs linh hoạt vận dụng ,liờn hệ những vấn đề thực tiễn sâu sắc hơn Phương pháp nêu vấn đề đàm thoại Kĩ thuật:Trình bày một phút Cách thực hiện Tổ chức cho học sinh làm các bài tập Tình huống 1. Trong nhà trường của chúng ta có những tổ chức như Ban giàm hiệu, Hội đồng nhà trường, Đoàn TNCSHCM, Đội TNTPHCM. Ngoài ra còn có hội đồng thi đua, hội đồng kỉ luật. Các tổ chức đó theo em để làm gì? Em hãy nêu nhiệm vụ cụ thể của Đoàn TNCSHCM? Tình huống 2. Trong hoạt động thể dục thể thao, có nguời cho rằng: Muốn đạt được giải chỉ cần có sức khoẻ thật tốt là được, không có gì phải sáng tạo, nếu có chỉ trong cuộc đấu cờ vua hoặc cờ tướng thôi. Em nghĩ thế nào về ý kiến đó? GV Tống kết nội dung toàn bài. Đọc, lắng nghe. HĐ cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Quản lí. - Thống nhất các hoạt động. HS nêu nhiệm vụ của Đoàn TNCSHCM. HĐ nhóm bàn, lắng nghe cách thảo luận, đại diện trình bày, bổ sung. - Không đồng ý với ý kiến trên. - HS tự bộc lộ. II. Bài tập. Bài tập 1: Tình huống1. Bài tập 2: Tình huống 2. - Không đúng. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1p Mục tiêu: Phát huy tính tích cực và sáng tạo của hs Phương pháp Kĩ thuật :Tìm hiểu thông tin Cách thực hiện Cho học sinh tự tìm hiểu qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng Sưu tầm tục ngữ - ca dao - danh ngôn có liên quan đến các bài Hs tự tìm hiểu IV. CÁC HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP. - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức chuẩn bị kiểm tra học kì I: + Chí công vô tư; tự chủ; dân chủ và kỉ kuật; bảo vệ hoà bình; tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới; hợp tác cùng phát triển; kế thứa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; năng động, sáng tạo; làm việc có năng suất chất lượng và hiệu quả; lí tưởng sống của thanh niên. - Xem lại các nội dung bài tập trong SBT. * TỰ RÚT KINH NGHIỆM.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án GDCD 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án GDCD 9 hai cột bài Ôn tập học kì 1, giáo án chi tiết GDCD 9 bài Ôn tập học kì 1, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Ôn tập học kì 1, giáo án 5 bước GDCD 9 bài Ôn tập học kì 1, giáo án 5 hoạt động GDCD 9 Ôn tập học kì 1

Giải bài tập những môn khác