Giáo án giáo dục công dân 9: Bài Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Bài 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: HS hiểu được: - Thế nào là quyền tự do kinh doanh. - Thuế là gì và ý nghĩa, vai trò của thue trong nền kinh tế quốc gia. - Quyền và nghĩa vụ của CD trong kinh doanh và thực hiện Pháp luật về thuế. 2. Kĩ năng: Nhận biết được một số hành vi vi phạm pháp luật về tự do kinh doanh và thuế; biết vận động gia đình tực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. 3. Thái độ: - Tôn trọng, ủng hộ chủ trương của Nhà nước và quy định củẩ pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh và thuế. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa sống giản dị. - Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị. - Kĩ năng tư duy phế phán. - Kĩ năng tự nhận thức giá trị III.CHUẨN BỊ : - GV : -SGK .SGV GDCD 9. -Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc sống giản dị . - HS : Kiến thức, giấy thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định: (1') 2. Kiểm tra bài cũ : (4') 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. GV đưa tình huống: Gia đình bà Hoa mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng (có đăng kí kinh doanh) nhưng bà Hoa bán thêm cả các mặt hàng điện tử. Hàng tháng bà Hoa vẫn nộp đầy đủ thuế đối với các mặt hàng vật liệu xây dựng, nhưng không đóng thuế các mặt hàng điện tử. Theo bà Hoa, những mặt hàng kinh doanh không có trong Giấy phép kinh doanh thì không phải nộp thuế. bà Hoa đúng hay sai ? các sai phạm của bà Hoa trong hoạt động kinh doanh là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: - Thế nào là quyền tự do kinh doanh. - Thuế là gì và ý nghĩa, vai trò của thue trong nền kinh tế quốc gia. - Quyền và nghĩa vụ của CD trong kinh doanh và thực hiện Pháp luật về thuế. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Họạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học ? Đọc thông tin 1 phần đặt vấn đề ? ? Hành vi vi phạm của X thuộc lĩnh vực gì ? ? Hành vi vi phạm đó là gì ? ? Theo em, hành vi trên gây nên hậu quả gì ? ? thông tin 2 phần đặt vấn đề ? ? Em có nhận xét gì về mức thuế của các mặt hàng trên ? ? Theo em, mức thuế chênh lệch có liên quan đến sự cần thiết của các mặt hàng với đời sống của nhân dân không , Vì sao ? - GV: Hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO, do đó một số mặt hàng cũng đã giảm mức thuế suất hoặc cắt bỏ thuế suất để phù hợp với quy định chung của Tổ chức này. ? Qua những thông tin trên, em rút ra bài học gì ? ? Những hành vi nào là vi phạm pháp luật về kinh doanh? HĐ2: Tìm hiểu nội dung bi học ( 22’). ? Kể tn một số mặt hng kinh doanh m em biết? - GV: Kinh doanh có 3 hoạt động cơ bản: sản xuất; dịch vụ, trao đổi hàng hóa (lưu thông hàng hóa). ? Thế nào là sản xuất? ? Thế no l dịch vụ? ? Em hiĨu th nµo lµ quyỊn t do kinh doanh ? ? Trao đổi hàng hóa là gì? (lưu thông hàng hóa) ? Hãy kể tên những hoạt động kinh doanh ở địa phương em? ? Kể tên những hoạt động sản suất, dịch vụ, trao đổi hàng hóa mà em biết? ? Nhận xét về những hành vi sau: a. Người kinh doanh kê khai đúng số vốn. b. KD hàng lậu, hàng giả, ma túy. c. KD đúng mặt hàng đã kê khai. d. Có giấy phép kinh doanh. ? Theo em, có phải CD có quyền buôn bán, sản xuất bất cứ mặt hàng nào cũng được hay không? ? Như vậy, tự do kinh doanh nhưng phải thực hiện như thế nào? ? Thế nào là quyền tự do kinh doanh? ? Những hành vi như thế nào là vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh. ? Tại sao kinh doanh phải tuân theo PL và sự quản lí của Nhà nước? ? Những người nào được nhà nước giảm hoặc miễn thuế? ? Em hãy nêu một số loại thuế mà em biết? ? Theo em, nhà nước quy định thu thuế nhằm mục đích gì ? GV: nếu không có thuế thì cơ cấu kinh tế không phát triển hợp lí, thị trường không ổn định. VD: hàng hóa nước ngoài tràn vào quá nhiều sẽ làm kìm hãm hàng hóa trong nước hoạc các ngành phát triển mạnh sẽ lấm át các ngành khác ? Những công việc chung nhà nước dùng thuế để thực hiện là những việc nào? - GV: Mỗi loại thuế đều có mức thuế suất khác nhau (tính theo %) tùy mặt hàng, thu nhập... (VD theo vấn đề 2 -sgk). Hiện nay, nhà nước đã thực hiện thuế thu nhập cá nhân (đối với những người có thu nhập cao trên 5 triệu đồng/tháng) ? Hành vi nào sau đây vi phạm PL về thuế: a. Nộp thuế đúng qui định. b. Đóng thuế đúng mặt hàng đã kê khai. c. Dây dưa, trốn thuế. d. Tiêu tiền thuế của nhà nước. đ. Buôn lậu trốn thuế. ? Thái độ của em đối với những hành vi trên? ? Theo em, mỗi công dân học sinh cần có trách nhiệm gì trong lĩnh vực này. ? Đọc nội dung bài học ( SGK- 46 )? - - Kinh doanh: Sản xuất, buôn bán mì chính. - X đã vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng mì chính giả. - Làm ảnh hưởng đến uy tín của hãng mì chính Ainomoto đồng thời đánh lừa người tiêu dùng - Đọc. - Các mức thuế của các mặt hàng chênh lệch nhau ( Cao, thấp ). - Cĩ: Khuyến khích phát triển SX trong nước và xuất khẩu hàng hóa, khuyến khích phát triển những ngành (miễn thuế hoặc mức thuế rất thấp); Những mặt hàng nhập khẩu xa xỉ, ND thì đóng thuế cao (hạn chế nhập khẩu để các ngành, các loại hàng hóa tương tự trong nước phát triển). - Nghe. - Đó là những quy định của nhà nước về kinh doanh và thuế liên quan đến trách nhiệm công dân được nhà nước qui định. - Trình bày. - Nhập hàng lậu, bán hàng giả, hàng cấm, chất bảo quản quá mức. - Mĩ phẩm, gạo, hoa quả... - Chốt ý 1.1 nội dung bài học ( SGK- 46 ). - Làm ra sản phẩm, hàng hóa (của cải vật chất). - DV là hoạt động phục vụ cho nhu cầu con người, xã hội (ăn uống, giải trí, thời trang...) - Đem hàng hóa ra trao đổi, buôn bán. - Trả lời. - SX: bánh kẹo, đường, sữa, gạo, quần áo, sách vở, xe; DV: Du lịch, giải trí, làm đẹp, cắt tóc, gội đầu; TĐHH: Lúa, gạo, thịt, cá. - Hành vi KD đúng PL: a, c, d; Kinh doanh trái PL: b. - Không được (chỉ những mặt hàng PL cho phép...) - Tuân theo PL - Chốt ý 1.2 nội dung bài học ( SGK- 46 ). - Kinh doanh không đúng ngành, mặt hàng ghi giấy phép; kinh doanh hàng cấm; buôn lậu; trốn thuế; SX buôn bán hàng giả... - Để người kinh doanh biết được quyền và nghĩa vụ; biết được kinh doanh cái gì, không được kinh doanh cái gì, hạn chế sự xâm hại lẫn nhau, đừng tùng ngành kinh tế và nền kinh tế phát triển đúng hướng. - Chốt ý 2.1 nội dung bi học ( SGK- 46 ). - Người già, tàn tật, thu nhập quá thấp. - Thuế nông nghiệp, thuế nhà đất, thủy lợi phí, thuế doanh thu (SX, xây dựng, vận tải), thuế thu nhập cá nhân... - Chi tiu cho những cơng việc chung. - An ninh quốc phòng, trả lương cho công chức, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội ... - Chốt ý 2.2 nội dung bài học ( SGK- 46 ). - Hành vi nào sau đây vi phạm PL về thuế: c, d, đ. - Không đồng tình, lên án, phê phán. - Chốt ý 3 nội dung bài học ( SGK- 46 ). I- Đặt vấn đề: * Bài học: Công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải tuân thủ theo pháp luật và phải có nghĩa vụ đóng thuế. II- Nội dung bài học: 1. Khái niệm: a.Kinh doanh: - Sản xuất. - Dịch vụ. - Trao đổi hàng hóa. b. Quyền tự do kinh doanh: Lµ quyÒn lùa chän h×nh thøc tæ chøc kinh tÕ, ngµnh nghÒ vµ quy m« kinh doanh. c. Thuế: - Một phần thu nhập. - Nộp vào ngân sách nhà nước. - Chi cho những việc chung * Mục đích: - Đầu tư phát triển kinh tế xã hội - ổn định thị trường. - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế. - Phát triển kinh tế. 3.Trách nhiệm của công dân học sinh. - Tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội. - Đấu tranh vơi những hiện tượng tiêu cực HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Câu 1: Các hành vi nào dưới đây cho là kinh doanh hợp pháp ? A. Có giấy phép kinh doanh, đóng thuế đầy đủ B. Trốn thuế , kinh doanh bất hợp pháp C. Lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh D. Lấy hàng hóa không đảm bảo yêu cầu Đáp án A Câu 2: Hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là? A. Kinh doanh. B. Lao động. C. Sản xuất. D. Buôn bán. Đáp án A Câu 3: Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào ? A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình. B. Quyền tụ do kinh doanh. C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín. D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Đáp án B Câu 4: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung được gọi là? A. Tiền. B. Sản vật. C. Sản phẩm. D. Thuế. Đáp án D Câu 5: Người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm thì bị phạt tù bao nhiêu năm? A. Từ 1 – 2 năm. B. Từ 2 – 3 năm. C. Từ 2 – 5 năm. D. Từ 2 – 7 năm. Đáp án D Câu 6: Cửa hàng D bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng D đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng D bị phạt bao nhiêu năm? A. Từ 1 – 5 năm. B. Từ 2 – 3 năm. C. Từ 2 – 4 năm. D. Từ 2 – 7 năm. Đáp án D Câu 7: Cửa hàng X bán hàng tạp hóa với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú, tuy nhiên vào dịp Tết nguyên đán, nhu cầu tăng cao nên cửa hàng X đã bán thêm mặt hàng loa, đài. Được biết mặt hàng này không có tên trong các mặt hàng đăng kí kinh doanh của cửa hàng nhưng cửa hàng X vẫn lấy về bán. Cửa hàng X vi phạm quyền nào? A. Quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. B. Quyền bảo đảm điện thoại, điện tín. C. Quyền tự do kinh doanh. D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Đáp án C Câu 8: Trong các loại mặt hàng sau, mặt hàng nào phải đóng thuế nhiều nhất: Thuốc lá điếu, xăng, vàng mã, nước sạch, phân bón? A. Thuốc lá điếu. B. Xăng. C. Nước sạch. D. Phân bón. Đáp án A Câu 9: Các sản phẩm: giống vật nuôi, giống cây trồng mất thuế bao nhiêu phần trăm? A. 5%. B. 7%. C. 9%. D. Không mất thuế. Đáp án D Câu 10: Thuế có tác dụng là? A. Ổn định thị trường. B. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế. C. Góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng. D. Cả A,B,C. Đáp án D HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo ? Làm phiếu bài tập 1 (SGK- 47 ). ? Thảo luận nhóm bài tập 2, 3 ( SGK- 47 ). ? Trình bày? ? Nhận xét, bổ sung? - GV nhận xét, kết luận. - Làm phiếu bài tập. - Thảo luận nhóm bài tập - Trình bày - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. Bài 1 ( SGK- 47 ). Một số hoạt động kinh doanh: Hàng điện tử, dệt may, bánh kẹo, rượu, bia, thuốc lá, du lịch, giải trí.... Bài 2 ( SGK- 47 ). Bà H vi phạm qui định về kinh doanh: Kê khai không đúng, không đủ các mặt hàng kinh doanh. Bài 3 ( SGK- 47 ). - Không đồng ý với ý a, b, d vì kinh doanh phải tuân theo qui định của PL. - Đồng ý với các ý kiến: c. Vì công dân được lựa chọn hình thưc, qui mô kinh doanh nhưng phải tuân theo qui định của PL và sự quản lí của nhà nước. đ. Vì đóng thuế để chi tiêu cho những công việc chung của đất nước, ổn định thị trường, phát triển kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế. e. Vì thực hiện đúng quyền tự do kinh doanh. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học HĐ5: Hướng dẫn học tập ( 1’) - Về nhà học bài, hoàn thiện bài tập. - Chuẩn bị bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án GDCD 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án GDCD 9 hai cột bài Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, giáo án chi tiết GDCD 9 bài Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, giáo án 5 bước GDCD 9 bài Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế, giáo án 5 hoạt động GDCD 9 Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Giải bài tập những môn khác