Giáo án giáo dục công dân 9: Bài Năng động, sáng tạo (tiết 1)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Năng động, sáng tạo (tiết 1). Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tiết 10 – Bài 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Hiểu được năng động, sáng tạo là gì? Người năng động, sáng tạo là người như thế nào? - Biết được những biểu hiện của năng động, sáng tạo trong học tập, lao động, và trong cuộc sống hàng ngày. 2. Kĩ năng: - Biết tích cực, chủ động trong mọi công việc, hoạt động hàng ngày. - Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày. - Rèn kĩ năng tư duy, sáng tạo, kĩ năng tư duy phê phán những suy nghĩ, thói quen trì trệ, thụ động trong học tập, lao động, sinh hoạt 3. Thái độ: - Tích cực chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày. - Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo. - Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các tấm gương năng động, sáng tạo. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa sống giản dị. - Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị. - Kĩ năng tư duy phế phán. - Kĩ năng tự nhận thức giá trị III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, BT tình huống - Truyện kể, tình huống, ca dao, tục ngữ... - Máy chiếu, tranh ảnh về lễ hội, trang phục của dân tộc. 2. Học sinh: - SGK, vở bài tập, soạn bài ở nhà. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về lễ hội, trang phục của dân tộc. IV.TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC : 1. Ổn định tổ chức lớp:(1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Đánh dấu nhân vào ô trống những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?(chiếu) 3. Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Cách thức tổ chức GV chiếu một số bức ảnh Cho hs quan sát một số bức ảnhvề sự Năng động , sáng tạo trong chiến đấu và trong lao động sản xuất Yêu cầu hs quan sát một số hình ảnh ảnhvề sự năng động , sáng tạo trong chiến đấu và trong lao động sản xuất GVchốt: Năng động , sáng tạo trong chiến đấu và trong lao động sản xuất cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc VN. Trong thực tế ta thấy , nếu con người chỉ lao động một cách cần cù thôi chưa đủ mà phải biết sáng tạo nữa. Sáng tạo là yếu tố vô cùng quan trọng để đi đến thành công . Vậy năng động , sáng tạo là gì , thế nào là người năng động , sáng tạo ? Biểu hiện của... HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: năng động, sáng tạo là gì? Người năng động, sáng tạo là người như thế nào? - Biết được những biểu hiện của năng động, sáng tạo trong học tập, lao động, và trong cuộc sống hàng ngày. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Gv yêu cầu hs đọc phần đặt vấn đề (?) Em có nhận xét gì về việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng trong những câu chuyện trên (?) Hãy tìm những chi tiết trong chuyện thể hiện tính năng động, sáng tạo của họ? Gv chốt lại. (?) Theo em, những việc làm đó đã đem lại thành quả gì cho Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng? - Gv cho hs quan sát một số phát minh của Ê-đi-xơn và mở rộng thêm về quá trình lao động sáng tạo của nhà bác học vĩ đại người Mĩ.(chiếu) (?) Em học tập được gì qua 2 nhân vật trên. GV: Trong cuộc sống của con người luôn luôn đòi hỏi những cái mới để nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy đòi hỏi con người phải luôn năng động, sáng tạo không ngừng. Vậy năng động, sáng tạo là gì chúng ta cùng sang tìm hiểu ở phần 2. - HS đọc . - HS nhận xét. - HS tìm chi tiết trong truyện - HS bổ sung. - HS trả lời. - HS quan sát và lắng nghe - HS liên hệ rút ra bài học cho bản thân - HS nghe. I.ĐẶT VẤN ĐỀ: - Việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng là biểu hiện những khía cạnh khác nhau của tính năng động, sáng tạo - Những việc làm đó đã đem lại vinh quang cho Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng (?) Em hiểu năng động là gì? Sáng tạo là gì.? GV Năng động, sáng tạo có mối quan hệ 2 chiều thể hiện năng động là điều kiện để sáng tạo còn sáng tạo là động lực thúc đẩy quá trình năng động. (?) Em hiểu người năng động, sáng tạo là người như thế nào. (?) Vậy năng động, sáng tạo có biểu hiện như thế nào. Gv: Sự thành công của mỗi người là kết quả của quá trình năng động, sáng tạo. Sự năng động, sáng tạo được thể hiện ở mọi khía cạnh của cuộc sống. - Gv chia lớp thành 3 nhóm lín thảo luận theo nhóm trong 5’ và phát phiếu học tập cho từng nhóm. (?) Tìm mhững biểu hiện của năng động, sáng tạo và không năng động, sáng tạo. + Nhóm 1: trong lao động + Nhóm 2: trong học tập + Nhóm 3: trong cuộc sống hằng ngày. Gv thu, chiếu kết quả của một số nhóm yêu cầu trình bày và các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv chốt lại (?) Trái với năng động, sáng tạo là gì? (?) Hãy lấy ví dụ về tấm gương năng động, sáng tạo trong lớp, trường em. (?) Trong chương trình văn học 9 có nhân vật nào có tính năng động, sáng tạo? Qua đó em có cảm nghĩ gì. trên sách báo, ti vi, đài phát thanh…. - GV nhận xét, bổ sung và chuyển ý. ? Hãy tự nhận xét xem bản thân em đã thể hiện tính năng động, sáng tạo chưa? hãy kể một việc làm năng động, sáng tạo của em trong học tập, trong lao động hoặc trong cuộc sống hàng ngày( em đã suy nghĩ và làm như thế nào, kết quả đạt được ra sao) GV KL: năng động, sáng tạo cũng là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nó mang tính kế thừa. - HS nêu khái niệm - HS nhắc lại - HS nghe. - HS trả lời - HS chia nhóm thảo luận theo yêu cầu của giáo viên - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm nhận xét, bổ sung - HS trả lời. - HS lấy ví dụ minh hoạ - HS trả lời. - HS nghe. - HS trả lời. - HS nghe. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1, Khái niệm: - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi phát hiện ra những cái mới, giá trị mới… - Người năng động, sáng tạo: sgk/ 29 2, Biểu hiện: - Trong học tập: thể hiện ở phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi cái mới, cái hay, không thỏa mãn với những điều đã biết - Trong lao động chủ động tìm ra cách làm mới mang tính đột phá.... - Trong cuộc sống hàng ngày: HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Gv cho hs quan sát một số tranh ảnh(Chiếu) (?) Em có nhận xét gì khi quan sát các bức tranh trên. Gv yêu cầu hs đọc và làm bài tập 1/ 29(chiếu) Gv yêu cầu hs đọc và làm bài tập 3/ 29 - Hs quan sát ảnh -HS nhận xét. - HS suy nghĩ trả lời - HS nhận xét, bổ sung - HS suy nghĩ trả lời - HS đọc ca dao, tục ngữ III/ BÀI TẬP: Bài tập 1/ 29 Ý: b, đ, e, h =>là biểu hiện của tính năng động, sáng tạo. Bài tập 3/ 29 - tán thành: d, c - không tán thành: a, b, đ. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Có quan điểm cho rằng học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được .Ý kiến của em thế nào ? Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tính năng động, sáng tạo Hs tự tìm hiểu HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hãy giới thiệu một số tấm gương những việc làm thể hiện sự năng động, sáng tạo. mà em biết 4. Hoạt động tiếp nối:(5’) - Nhắc lại nội dung bài học. - Học bài và làm bài tập đầy đủ. - Chuẩn bị nội dung tiết 2: + Tìm hiểu ý nghĩa của năng động, sáng tạo. + Để trở thành người năng động, sáng tạo thì ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải ra sức rèn luyện ra sao? Rèn luyện như thế nào? + Về nhà sưu tầm những tấm gương, những việc làm thể hiện sự năng động, sáng tạo. VI.RÚT KINH NGHIỆM SAU DẠY: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án GDCD 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án GDCD 9 hai cột bài Năng động, sáng tạo (tiết 1), giáo án chi tiết GDCD 9 bài Năng động, sáng tạo (tiết 1), giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Năng động, sáng tạo (tiết 1), giáo án 5 bước GDCD 9 bài Năng động, sáng tạo (tiết 1), giáo án 5 hoạt động GDCD 9 Năng động, sáng tạo (tiết 1)

Giải bài tập những môn khác