Giáo án giáo dục công dân 9: Bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tiếp). Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tuần 8 -Tiết 8 Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (Tiết 2) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Hiểu được vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Xác định những thái độ hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. * Lồng ghép nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở Bác. 2. Về kĩ năng: - Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 3. Thái độ: - Tôn trọng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện bản thân phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa sống giản dị. - Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị. - Kĩ năng tư duy phế phán. - Kĩ năng tự nhận thức giá trị III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, BT tình huống - Truyện kể, tình huống, ca dao, tục ngữ... - Máy chiếu, tranh ảnh về lễ hội, trang phục của dân tộc. 2. Học sinh: - SGK, vở bài tập, soạn bài ở nhà. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về lễ hội, trang phục của dân tộc. IV.TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC : 1.Ổn định tổ chức lớp :(1’) 2. Kiểm tra bài cũ(5’): Những câu tục ngữ, ca dao nào nói về truyền thống của dân tộc: a. Uống nước nhớ nguồn. b. Cả bè hơn cây nứa. c. Lá lành đùm lá rách. d. Một nắm khi đói bằng một gói khi no. (?) Em hiểu truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc phải dựa trên nguyên tắc nào? 3.Tổ chức dạy và học HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Cách thức tổ chức Cho hs quan sát một số hình ảnh lễ hội và trang phục truyền thống một số nước Yêu cầu hs quan sát một số hình ảnh lễ hội và trang phục truyền thống một số nước Nhật Bản ,Hàn Quốc ,Thái Lan Giáo viên chốt :Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng đặc trưng. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Vậy chúng ta làm gì để giữ gìn và phát triển nó. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: vì sao phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - Xác định những thái độ hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo (?) Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa như thế nào. (?) Tại sao nói truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vốn kinh nghiệm quý giá. Gv mở rộng: + Trong quá trình dựng nước + Trong hoạt động sản xuất + Trong đời sống sinh hoạt (?) Theo em truyền thống dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi cá nhân và toàn dân tộc. Gv chốt lại =>tích hợp, lồng ghép thuế ( thuế thu nhập cá nhân, tiền gửi tiết kiệm…) Cũng chính vì thế mà mỗi quốc gia, dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng đặc trưng. (?) Theo em trong thời kì hội nhập các giá trị truyền thống còn quan trọng nữa không? Vì sao? GV đây đồng thời vừa là cơ hội vừa là thách thức lín cho toàn đảng toàn dân ta + Cơ hội: tiềp thu tinh hoa văn hoá nhân loại=>làm giàu bản sắc dân tộc + Thách thức: những luồng văn hoá độc hại, đồi truỵ… Vì vậy đòi hỏi đảng ta phải có chính sách đúng đắn. Gv chiếu chủ trương, chính sách của đảng về vấn đề kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc. - HS nêu ý nghĩa - HS nêu ý nghĩa -HS trả lời. -HS nghe. -HS trả lời. - HS lắng nghe - HS nêu ý kiến và giải thích - HS bổ sung - HS nghe mở rộng thêm - HS đọc to - Cả lớp theo dõi 3, ý nghĩa: - Là vốn kinh nghiệm vô cùng quý giá. - Góp phần tích cực vào quá trình phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng đất nước - Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Hiện nay nước ta có nhiều nét đẹp mang đậm tính dân tộc đang bị mai một, lãng quên theo thời gian. (?) Em hãy kể tên một vài truyền thống mà em biết. Gv cho hs quan sát một số tranh ảnh minh hoạ Gv chia lớp thành 2 nhóm phát phiếu học tập yêu cầu các nhóm thực hiện theo kĩ thuật công đoạn theo yêu cầu sau: Nhóm 1: Nêu những việc làm thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc. Nhóm 2: Nêu những việc không nên làm thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc. Gv nhận xét chung (?) Vậy công dân có trách nhiệm gì trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Gv chuyển ý. -HS nghe. -HS trả lời. - HS quan sát - HS chia nhóm làm việc - Đại diện trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - HS liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 4, Trách nhiệm của công dân: - Tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. - Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo (?) Hãy kể một số truyền thống tốt đẹp ở địa phương em. (?) Hãy kể những việc làm của bản thân em góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Gv yêu cầu hs đọc và làm bài tập 5 / 26 (?) Hãy kể tên các di sản văn hoá Việt Nam được Unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Gv yêu cầu hs đọc và làm bài tập 3 / 26 Gv chốt lại các ý kiến Gv tổ chức cho học sinh chơi trò chơi với chủ đề: “ Ai có giọng hát khoẻ nhất”: - Chia làm 2 đội chơi( mỗi đội 5 thành viên) - Hình thức : thi hát dân ca - Nội dung: Những làn điệu dân ca về quê hương, đất nước - Luật chơi: Cả 2 đội lần lượt thể hiện, không được trùng bài hát của nhau. Đội nào không hát được nữa thì coi như bị thua cuộc. Gv nhận xét, tuyên dương ý thức tham gia trò chơi của các em. Gv kết luận toàn bài. -HS kể. - HS liên hệ những việc làm của bản thân. - HS bổ sung. - HS đọc bài - HS trả lời - HS nhận xét, bổ sung -HS trả lời. - HS đọc bài - HS giải thích - HS nhận xét, bổ sung -HS tham gia trò chơi III.BÀI TẬP. Bài tập 4 / 26 - Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Bài tập 5 / 26 - Không đồng ý vì: + Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào… + Khuyên bạn cần tự hào về dân tộc + Tìm hiểu thêm về truyền thống dân tộc Bài tập 3 / 26 HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo GV đưa tình huống Giả sử trong lớp em có một số bạn thích nghe nhạc và mặc trang phục nước ngòai .Thậm chí các bạn còn cho rằng mặc đồng phục nhà trường là lỗi thời lạc hậu .Em sẽ ứng xử thế nào trước tình huống trên HS tự trình bày HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hãy giới thiệu một lễ hội hoặc một trang phục truyền thống của một quốc gia trên thế giới 4.Hoạt động nối tiếp:(3’) Hãy đánh dấu (x) vào ô tương ứng - Học bài và làm bài tập đầy đủ - Về nhà xem lại nội dung các bài học đã học( gv cho câu hỏi) để chuẩn bị phục vụ cho kiểm tra viết vào tiết sau. + Chú ý cần xem lại các bài tập và giải thích các câu hỏi trong bài. + Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 45 phút.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án GDCD 9

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: giáo án GDCD 9 hai cột bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tiếp), giáo án chi tiết GDCD 9 bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tiếp), giáo án theo định hướng phát triển năng lực học sinh bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tiếp), giáo án 5 bước GDCD 9 bài Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tiếp), giáo án 5 hoạt động GDCD 9 Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tiếp)

Giải bài tập những môn khác