Giải vở BT địa lí 5 bài 7: Ôn tập
Giải vở bài tập địa lí lớp 5, hướng dẫn giải chi tiết bài 7: Ôn tập. Hi vọng, thông qua sự hướng dẫn của thầy cô, các em sẽ hiểu bài và làm bài tốt hơn để được đạt những điểm số cao như mình mong muốn.
[toc:ul]
Câu 1: VBT địa lí 5 - trang 13
Dùng bút chì màu tô phần đất liền của Việt Nam trên lược đồ sau đây:
Trả lời.
Câu 2: VBT địa lí 5 - trang 14
Viết trên lược đồ (ở câu 1) các số 1, 2, 3, 4, 5, 6 vào vị trí các dãy núi, cụ thể:
- 1. Dãy sông Gâm.
- 2. Dãy Ngân Sơn.
- 3. Dãy Bắc Sơn.
- 4. Dãy Đông Triều.
- 5. Dãy Hoàng Liên Sơn.
- 6. Dãy Trường Sơn.
Trả lời:
- Như hình vẽ bài 1
Câu 3: VBT địa lí 5 - trang 14
Viết trên lược đồ (ở câu 1) các chữ a, b, c, d, đ, e, g, h vào vị trí các con sông, cụ thể:
- a) Sông Hồng.
- b) Sông Đà.
- c) Sông Thái Bình.
- d) Sông Mã.
- đ) Sông Cả.
- e) Sông Đồng Nai.
- g) Sông Tiền.
- h) Sông Hậu.
Trả lời:
- Như hình vẽ bài 2
Câu 4: VBT địa lí 5 - trang 14
Hoàn thành bảng sau:
Các yếu tố tự nhiên của nước ta | Đặc điểm chính |
Địa hình | |
Khí hậu | |
Sông ngòi | |
Biển | |
Đất | |
Rừng |
Trả lời:
Các yếu tố tự nhiên của nước ta | Đặc điểm chính |
Địa hình | 3/4 diện tích phần đất liền là đồi núi 1/4 diện tích phần đất liền là đồng bằng |
Khí hậu | Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. Khí hậu giữa hai miền có sự khác nhau:
|
Sông ngòi | Mạng lưới sông ngòi nhiều, phân bố khắp cả nước. Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa. |
Biển | Nước không bao giờ đóng băng. Miền Bắc và miền Trung hay có bão, gây nhiều thiệt hại. Hằng ngày nước có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống, gọi là thủy triều. |
Đất | Đất phe-ra-lít phân bố ở miền núi, có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn. Nếu hình thành trên đá badan thì tơi xốp, phì nhiêu. Đất phù sa ở đồng bằng, hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ. |
Rừng | Rừng rậm nhiệt đới: diện tích lớn nhất, phân bố chủ yếu ở đồi núi, gồm nhiều tầng cây gỗ, rậm rạp. Rừng ngập mặn: phân bố ở vùng đất thấp ven biển; có các loài cây đước, vẹt, sú… |
Bình luận