Giải VBT Lịch sử và địa lí 5 Chân trời bài 25: Xây dựng thế giới xanh-sạch-đẹp
Giải chi tiết VBT Lịch sử và địa lí 5 Chân trời sáng tạo bài 25: Xây dựng thế giới xanh-sạch-đẹp. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
BÀI 25: XÂY DỰNG THẾ GIỚI XANH - SẠCH - ĐẸP
Câu 1 (trang 93):
Em hãy đánh dấu ✔ vào ô trống trước thông tin đúng về vai trò của thiên nhiên.
⬜ Cung cấp thực phẩm cho con người như cá, nấm,...
⬜ Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế như đồng, sắt, than,...
⬜ Đáp ứng mọi nhu cầu của con người.
⬜ Là nơi chứa đựng chất thải do con người tạo ra.
⬜ Có nhiều cảnh quan đẹp để phát triển du lịch.
⬜ Là cơ sở tạo tích lũy vốn.
Bài giải chi tiết:
☑ Cung cấp thực phẩm cho con người như cá, nấm,...
☑ Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế như đồng, sắt, than,...
⬜ Đáp ứng mọi nhu cầu của con người.
⬜ Là nơi chứa đựng chất thải do con người tạo ra.
☑ Có nhiều cảnh quan đẹp để phát triển du lịch.
⬜ Là cơ sở tạo tích lũy vốn.
Câu 2 (trang 93):
Em hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên
A. được dự báo trước, ảnh hưởng đến con người.
B. bất thường, gây thiệt hại lớn đến người và tài sản.
C. được dự báo trước và có thể kiểm soát được.
D. bất thường, đột ngột và không dự báo được.
2. Hiện tượng tự nhiên nào dưới đây không phải là thiên tai?
A. Ngập lụt. B. Vòi rồng. C. Động đất. D. Thuỷ triều.
3. Biểu hiện nào dưới đây không phải của biến đổi khí hậu?
A. Băng tan. B. Nhiệt độ tăng.
C. Nước biển dâng. D. Vòi rồng.
4. Hậu quả của biến đổi khí hậu là gì?
A. Gia tăng các thiên tai.
B. Ô nhiễm môi trường.
C. Xuất hiện nhiều loài mới.
D. Mở rộng môi trường sống cho sinh vật.
5. Số dân tăng nhanh, nhu cầu tài nguyên tăng cao dẫn đến
A. tài nguyên được khai thác một cách khoa học, có hiệu quả.
B. tài nguyên được khai thác hợp lí, tiết kiệm lâu dài.
C. tài nguyên được khai thác nhiều, có nguy cơ cạn kiệt.
D. tài nguyên được khai thác hợp lí, đáp ứng nhu cầu con người.
6. Hoạt động nào dưới đây làm môi trường bị ô nhiễm nặng nề?
A. Đốt rơm sau khi thu hoạch lúa.
B. Xử lí bèo tây, khơi thông dòng chảy.
C. Thu hoạch gỗ tràm sau 10 năm trống.
D. Xả nước thải ra sông, không qua xử lí.
Bài giải chi tiết:
1. B
2. D
3. D
4. A
5. C
6. D
Câu 3 (trang 94):
Em hãy hoàn thành sơ đồ dưới đây về một vấn đề môi trường.
Bài giải chi tiết:
Câu 4 (trang 95):
Em hãy đánh dấu ✔ vào ô trống ứng với những hành động em có thể thực hiện được để góp phần xây dựng thế giới xanh - sạch - đẹp.
Hành động | Có thể thực hiện |
1. Tắt đèn, quạt khi ra khỏi phòng. |
|
2. Phân loại rác. |
|
3. Bỏ rác đúng nơi quy định. |
|
4. Nhắc mẹ không dùng túi ni lông để đựng thực phẩm. |
|
5. Giữ gìn quần áo để sử dụng lâu dài. |
|
6. Trồng cây xanh quanh nhà. |
|
7. Tắt vòi nước khi đang đánh răng. |
|
8. Dùng rổ tre thay cho rổ nhựa. |
|
9. Tổ chức chia sẻ về bảo vệ môi trường sống tại khu dân cư. |
|
10. Sử dụng tờ lịch cũ, giấy in một mặt hỏng làm giấy nháp. |
|
Bài giải chi tiết:
Hành động | Có thể thực hiện |
1. Tắt đèn, quạt khi ra khỏi phòng. | ✔ |
2. Phân loại rác. | ✔ |
3. Bỏ rác đúng nơi quy định. | ✔ |
4. Nhắc mẹ không dùng túi ni lông để đựng thực phẩm. | ✔ |
5. Giữ gìn quần áo để sử dụng lâu dài. | ✔ |
6. Trồng cây xanh quanh nhà. | ✔ |
7. Tắt vòi nước khi đang đánh răng. | ✔ |
8. Dùng rổ tre thay cho rổ nhựa. | ✔ |
9. Tổ chức chia sẻ về bảo vệ môi trường sống tại khu dân cư. |
|
10. Sử dụng tờ lịch cũ, giấy in một mặt hỏng làm giấy nháp. | ✔ |
Câu 5 (trang 95):
Đọc đoạn thông tin dưới đây và trả lời các câu hỏi.
Băng tan là sự tan chảy của các tảng băng, bao gồm sông bảng, những tảng băng trôi trên các đại dương. Quá trình này làm nhiều sông băng trên thế giới ngày càng giảm, mực nước biển dâng cao. Điều này dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng cửa sông, ven biển ngày càng gia tăng; các đảo, quần đảo và vùng ven biển có thể bị nhấn chìm; tàu thuyền có thể va chạm những tảng băng trôi lớn, gây thiệt hại về người, tài sản; nhiều loài động vật mất môi trường sống, có nguy cơ tuyệt chủng.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng băng tan là do các hoạt động của con người. Vì vậy, cần có một số biện pháp như không phá rừng bừa bãi, trồng nhiều cây xanh; sử dụng năng lượng tái tạo; khí thải, rác thải, nước thải phải được xử lí trước khi thải ra môi trường, đặc biệt là sông, biển, không khí,... Tất cả những biện pháp trên góp phần làm giảm nhiệt độ của Trái Đất, hạn chế hiện tượng băng tan.
1. Băng tan là gì? Nguyên nhân do đâu?
2. Băng tan gây ra những hậu quả gì?
3. Theo em, cần có những biện pháp nào để hạn chế hiện tượng băng tan?
Bài giải chi tiết:
1.
- Băng tan là sự tan chảy của các tảng băng, bao gồm sông bảng, những tảng băng trôi trên các đại dương.
- Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng băng tan là do các hoạt động của con người.
2. Những hậu quả do băng tan gây ra:
- Làm nhiều sông băng trên thế giới ngày càng giảm, mực nước biển dâng cao.
- Dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng cửa sông, ven biển ngày càng gia tăng; các đảo, quần đảo và vùng ven biển có thể bị nhấn chìm; tàu thuyền có thể va chạm những tảng băng trôi lớn, gây thiệt hại về người, tài sản; nhiều loài động vật mất môi trường sống, có nguy cơ tuyệt chủng.
3. Những biện pháp để hạn chế hiện tượng băng tan:
Không phá rừng bừa bãi, trồng nhiều cây xanh; sử dụng năng lượng tái tạo; khí thải, rác thải, nước thải phải được xử lí trước khi thải ra môi trường, đặc biệt là sông, biển, không khí,...
Câu 6 (trang 96):
Em hãy chọn từ hoặc cụm từ từ thích hợp cho sẵn trong các ô dưới đây, điền vào chỗ trống (....) để hoàn thành đoạn thông tin.
bão | thiên tai | lũ quét | ngập lụt |
hạn hán | xâm nhập mặn | băng giá | sạt lở đất |
Việt Nam là quốc gia có nhiều …………………. Hằng năm, vào mùa mưa, nước ta chịu ảnh hưởng của nhiều cơn ………………… và áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn ở nhiều nơi. Khu vực đồi núi có độ dốc lớn và mắt lớp phủ thực vật nên thường xảy ra ………………… Trong khi đó, khu vực đồng bằng phổ biến là ………………… Ở các vùng núi cao phía bắc còn có hiện tượng rét đậm, rét hại thậm chí cả ………………… gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Vào mùa khô, ở các vùng ven biển, hiện tượng ………………… diễn ra phổ biến. Vì vậy, xây dựng, tuyên truyền các giải pháp phòng, chống thiên tai ngày càng trở nên cấp thiết.
Bài giải chi tiết:
Việt Nam là quốc gia có nhiều thiên tai. Hằng năm, vào mùa mưa, nước ta chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới, gây mưa lớn ở nhiều nơi. Khu vực đồi núi có độ dốc lớn và mắt lớp phủ thực vật nên thường xảy ra sạt lở đất. Trong khi đó, khu vực đồng bằng phổ biến là ngập lụt. Ở các vùng núi cao phía bắc còn có hiện tượng rét đậm, rét hại thậm chí cả băng giá gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Vào mùa khô, ở các vùng ven biển, hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra phổ biến. Vì vậy, xây dựng, tuyên truyền các giải pháp phòng, chống thiên tai ngày càng trở nên cấp thiết.
Thêm kiến thức môn học
Giải VBT Lịch sử và địa lí 5 Chân trời sáng tạo , Giải VBT Lịch sử và địa lí 5 CTST, Giải VBT Lịch sử và địa lí 5 bài 25: Xây dựng thế giới xanh-sạch-đẹp
Bình luận