Giải SBT Tin học 11 định hướng KHMT Cánh diều bài 3 Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ

Giải chi tiết sách bài tập SBT Tin học 11 định hướng khoa học máy tính Cánh diều bài 3 Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ . Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

F17. Trong các câu sau, câu nào SAI

1) Chỉ cần tránh dữ liệu không đúng đắn, không cần tránh dư thừa dữ liệu. 

2) Thay vì đưa tất cả dữ liệu vào một bảng, việc dùng một số bảng có liên kết với nhau là một cách tránh dư thừa dữ liệu

3) Dư thừa dữ liệu làm tốn vùng nhớ để lưu trữ một cách không cần thiết. 

4) Dư thừa dữ liệu có thể dẫn đến không nhất quán khi cập nhật dữ liệu.

Trả lời:

Đáp án đúng: 1) Chỉ cần tránh dữ liệu không đúng đắn, không cần tránh dư thừa dữ liệu.

F18. Cho hai cách tổ chức dữ liệu khác nhau khi xây dựng một CSDL như sau: 

Cách thứ nhất: CSDL chỉ gồm một bảng NHÂN VIÊN_CHỨC VỤ.

NHÂN VIÊN_CHỨC VỤ

Mã NV

Họ và tên

Ngày sinh

Mã CV

Chức vụ

Phụ cấp

001

Phan Anh

03/10/1980

GD

Giám đốc

0.8

002

Lê Văn Dũng

15/01/1985

PD

Phó giám đốc

0.7

003

Hoàng Kim Cúc

12/02/1990

NV

Nhân viên

0.2

004

Trịnh Thị Đông

07/12/1980

NV

Nhân viên

0.2

005

Nguyễn Thị Lan

29/11/1987

PD

Phó giám đốc

0.7

006

Đoàn Thanh

07/07/1982

TP

Trưởng phòng

0.6

Cách thứ hai: CSDL gồm hai bảng NHÂN VIÊN và CHỨC VỤ.

NHÂN VIÊN

Mã NV

Họ và tên

Ngày sinh

Mã CV

001

Phan Anh

03/10/1980

GD

002

Lê Văn Dũng

15/01/1985

PD

003

Hoàng Kim Cúc

12/02/1990

NV

004

Trịnh Thị Đông

07/12/1980

NV

005

Nguyễn Thị Lan

29/11/1987

PD

006

Đoàn Thanh

07/07/1982

TP

 

CHỨC VỤ

Mã CV

Chức vụ

Phụ cấp

GD

Giám đốc

0.8

PD

Phó giám đốc

0.7

NV

Nhân viên

0.2

NV

Nhân viên

0.2

PD

Phó giám đốc

0.7

TP

Trưởng phòng

0.6

1) Trong hai cách tổ chức dữ liệu trên, em chọn cách nào? Hãy giải thích lựa chọn của em.

2) Với cách thứ hai:

- Bảng NHÂN VIÊN và bàng CHỨC VỤ liên kết với nhau theo trường nào? 

- Bảng nào là bảng tham chiếu và bảng nào là bảng được tham chiếu? 

- Khoá của mỗi bảng là gì và khoá ngoài dùng trong liên kết hai bảng là gì?

Trả lời:

  1. Cách tổ chức dữ liệu thứ nhất sẽ dư thừa dữ liệu. Ví dụ, mỗi khi thêm một bản ghi nhân viên (hay trưởng phòng) sẽ lặp lại các thông tin về chức vụ và phụ cấp. Bởi vậy nên dùng cách tổ chức dữ liệu thứ hai, trong bảng NHÂN VIÊN chỉ cần ghi mã chức vụ cho mỗi người.

  2. Với cách thứ hai:

  • Bảng NHÂN VIÊN và bảng CHỨC VỤ liên kết với nhau dựa trên trường “mã CV”

  • Bảng tham chiếu là bảng NHÂN VIÊN, bảng được tham chiếu là bảng CHỨC VỤ

  • Với bảng NHÂN VIÊN: khóa là “Mã NV”. Với bảng CHỨC VỤ: khóa là “Mã CV”. Trường “Mã CV” là khóa ngoài thực hiện liên kết giữa hai bảng.

F19. Trong các câu sau, câu nào đúng? 

1) Liên kết giữa các bảng để đảm bảo các bảng có liên kết với nhau thuộc cùng một CSDL.

2) Liên kết giữa các bảng để có thông tin tổng hợp từ các bảng. 

3) Trường dùng để liên kết hai bảng phải là kiểu số.

4) Trường dùng để liên kết hai bảng phải là khoá ngoài của bảng được tham chiếu và là khoá của bảng tham chiếu.

Trả lời:

Đáp án đúng: 2) Liên kết giữa các bảng để có thông tin tổng hợp từ các bảng.

F20. Trong các phát biểu dưới đây, những phát biểu nào đúng với khóa ngoài? 

1) Một trường xuất hiện trong cả hai bảng, vừa là khóa của bảng này vừa là khóa của bảng kia.

2) Một trường có vai trò liên kết hai bảng, trong mối liên kết đó trường này là khoá ở bảng được tham chiếu. 

3) Một tập hợp trường có vai trò là khoá của bảng này và tập hợp trường này cũng xuất hiện trong một bảng khác. 

4) Một tập hợp trường có vai trò liên kết hai bảng, trong mối liên kết đó tập hợp trường này là khoá ở bảng tham chiếu.

Trả lời:

Đáp án đúng: 

2) Một trường có vai trò liên kết hai bảng, trong mối liên kết đó trường này là khoá ở bảng được tham chiếu. 

3) Một tập hợp trường có vai trò là khoá của bảng này và tập hợp trường này cũng xuất hiện trong một bảng khác.

F21. Giả sử có một trường học dùng CSDL quản lý điểm học sinh gồm các bảng có cấu trúc như sau:

HỌC SINH

Mã định danh

Họ và tên

Ngày sinh

Giới tính

Địa chỉ

Mã lớp

      

 

LỚP

Mã lớp

Tên lớp

GV chủ nhiệm

   

 

ĐIỂM TỔNG KẾT

Mã định danh

TB Toán

TB Ngữ văn

...

TB Tin học

TB Tiếng Anh

      

1) Hãy chọn khoá cho mỗi bảng. 

2) Hãy chỉ ra các khoá ngoài.

3) Hãy chỉ ra các mối liên kết giữa hai bảng, trong liên kết đó bảng nào là bảng tham chiếu và bảng nào là bảng được tham chiếu.

Trả lời:

1)

- Bảng HỌC SINH – khóa là “Mã định danh”

- Bảng LỚP – khóa là “Mã lớp”

- Bảng ĐIỂM TỔNG KẾT – khóa là “Mã định danh”

2)

- Bảng HỌC SINH – khóa ngoài “Mã lớp” (đối với bảng LỚP), “Mã định danh” (đối với bảng ĐIỂM TỔNG KẾT)

- Bảng ĐIỂM TỔNG KẾT – khóa ngoài “Mã định danh” (đối với bảng HỌC SINH)

3) Các mối liên kết

  • Liên kết HỌC SINH – LỚP qua khóa ngoài “Mã lớp”, bảng HỌC SINH là bảng tham chiếu, bảng LỚP là bảng được tham chiếu

  • Liên kết HỌC SINH – ĐIỂM TỔNG KẾT qua khóa ngoài “Mã định danh”, bảng HỌC SINH là bảng tham chiếu, bảng ĐIỂM TỔNG KẾT là bảng được tham chiếu. (học sinh có mã định danh đó có điểm tổng kết ra sao)

  • Liên kết ĐIỂM TỔNG KẾT – HỌC SINH qua khóa ngoài “Mã định danh”, bảng ĐIỂM TỔNG KẾT là bảng tham chiếu, bảng HỌC SINH là bảng được tham chiếu. (bổ sung thông tin cho học sinh có mã định danh này)

F22. Trong các câu sau, những câu nào đúng về ràng buộc khóa ngoài? 

1) Ràng buộc khóa ngoài là yêu cầu mỗi bảng trong CSDL phải có khoá ngoài 

2) Ràng buộc khóa ngoài là yêu cầu dữ liệu của hai bảng có liên kết với nhau. phải đảm bảo có tham chiếu đầy đủ theo liên kết này. 

3) Nếu hai bảng có liên kết với nhau thì mọi giá trị của khoá trong bảng được tham chiếu phải xuất hiện trong giá trị khoá ngoài ở bảng tham chiếu. 

4) Cập nhật vi phạm ràng buộc khóa ngoài tức là vi phạm ràng buộc toàn vẹn của dữ liệu. 

Trả lời:

Đáp án đúng:

2) Ràng buộc khóa ngoài là yêu cầu dữ liệu của hai bảng có liên kết với nhau. phải đảm bảo có tham chiếu đầy đủ theo liên kết này.

4) Cập nhật vi phạm ràng buộc khóa ngoài tức là vi phạm ràng buộc toàn vẹn của dữ liệu

F23. Giả sử có một trường học dùng CSDL quản lý điểm học sinh gồm các bảng có cấu trúc như ở bài F21. Em hãy:

1) Tự điền dữ liệu giả định năm bản ghi cho bảng HỌC SINH, hai bản ghi cho bảng LỚP, ba bản ghi cho bảng ĐIỂM TỔNG KẾT sao cho dữ liệu điển vào không bị vi phạm ràng buộc khóa ngoài

2) Hãy lấy ví dụ các cập nhật vi phạm ràng buộc khóa ngoài như sau:

- Hai cập nhật thêm bản ghi.

- Một cập nhật sửa bản ghi. 

- Hai cập nhật xóa bản ghi.

Trả lời:

1)

HỌC SINH

Mã định danh

Họ và tên

Ngày sinh

Giới tính

Địa chỉ

Mã lớp

060001

Nguyễn Tú Anh

17/11/2003

Nữ

Long Biên, HN

K60

060002

Nguyễn Thu Hà

30/12/2003

Nữ

Long Biên, HN

K60

060003

Vũ Minh Hiếu

21/12/2003

Nam

Gia Lâm, HN

K60

...

...

...

...

...

...

061012

Nguyễn Anh Tuấn

11/11/2004

Nam

Long Biên, HN

K61

061013

Lý Gia Hưng

05/01/2003

Nam

Long Biên, HN

K61

...

...

...

...

...

...

 

LỚP

Mã lớp

Tên lớp

GV chủ nhiệm

K60

K60A01

Trần Khánh Linh

K61

K61A01

Hoàng Kim Cúc

 

ĐIỂM TỔNG KẾT

Mã định danh

TB Toán

TB Ngữ văn

...

TB Tin học

TB Tiếng Anh

060001

8.7

7.5

...

9.6

7.9

060002

7.9

9.0

...

6.8

8.5

060003

5.3

6.5

...

8.6

6.7

2) Các ví dụ:

  • Hai cập nhật thêm bản ghi: Thêm hai bản ghi cho bảng ĐIỂM TỔNG KẾT mà giá trị “Mã định danh” không trùng với giá trị nào trong trường “Mã định danh” của bảng HỌC SINH. 

  • Một cập nhật sửa một bản ghi: Sửa một bản ghi cho bảng HỌC SINH mà giá trị “Mã lớp” không trùng với giá trị nào trong trường “Mã lớp” của bảng LỚP.

  • Hai cập nhật xóa bản ghi: Xóa hai bản ghi trong bảng LỚP có giá trị “Mã lớp” xuất hiện ở bảng HỌC SINH, xóa bản ghi này sẽ dẫn đến vi phạm ràng buộc khóa ngoài.

F24. Giả sử một cơ sở kinh doanh dùng CSDL gồm ba bảng có cấu trúc như sau:

KHÁCH HÀNG

Tên trường

Mô tả

Khóa chính

Mã khách hàng

Mỗi Mã khách hàng xác định duy nhất một khách hàng

Khóa chính

Họ và tên

Họ và tên của khách hàng

 

Địa chỉ

Địa chỉ của khách hàng

 

 

MẶT HÀNG

Tên trường

Mô tả

Khóa chính

Mã mặt hàng

Mỗi Mã mặt hàng xác định duy nhất một mặt hàng

Khóa chính

Tên mặt hàng

Tên của mặt hàng

 

Đơn giá

Đơn giá của mặt hàng (VND)

 

 

HÓA ĐƠN

Tên trường

Mô tả

Khóa chính

Số hiệu đơn

Mỗi Số hiệu đơn xác định duy nhất một hóa đơn đặt mua hàng

Khóa chính

Mã khách hàng

Mã khách hàng

 

Mã mặt hàng

Mã mặt hàng

 

Số lượng

Số lượng hàng đặt mua

 

Ngày giao hàng

Ngày giao hàng

 

1) Hãy chỉ ra các mối liên kết giữa các bảng này, mỗi liên kết đó sử dụng khoá ngoài là gì, đâu là bảng tham chiếu và đâu là bảng được tham chiếu? 

2) Giải thích ràng buộc khóa ngoài với những minh hoạ trên CSDL (có thể đưa dữ liệu giả định vào).

Trả lời:

1) Các mối liên kết:

  • HÓA ĐƠN liên kết với KHÁCH HÀNG, khóa ngoài là “Mã khách hàng”, bảng tham chiếu là bảng HÓA ĐƠN, bảng được tham chiếu là bảng KHÁCH HÀNG.

  • HÓA ĐƠN liên kết với MẶT HÀNG, khóa ngoài là “Mã mặt hàng”, bảng tham chiếu là bảng HÓA ĐƠN, bảng được tham chiếu là bảng MẶT HÀNG.

2) 

KHÁCH HÀNG

Mã khách hàng

Họ và tên

Địa chỉ

KH1

Khánh Linh

Hà Nội

KH2

Minh Trí

Thái Nguyên

 

MẶT HÀNG

Mã mặt hàng

Tên mặt hàng

Đơn giá

H1

Bút bi

5 000 VND

H2

Bút chì

3 000 VND

H3

Bút lông

10 000 VND

 

HÓA ĐƠN

Số hiệu đơn

Mã khách hàng

Mã mặt hàng

Số lượng

Ngày giao hàng

S1

KH1

H1

10

30/10/2023

 

Thêm bản ghi (S2, KH5, H2, 5, “15/10/2023”) vào bảng HÓA ĐƠN sẽ vi phạm ràng buộc khóa ngoài vì không có mã khách hàng “KH5” trong bảng KHÁCH HÀNG


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Tin học 11 định hướng khoa học máy tính Cánh diều, Giải SBT Tin học 11 định hướng khoa học máy tính, Giải SBT Tin học 11 định hướng khoa học máy tính bài 3 Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác