Giải SBT sinh học 10 chân trời bài 8 Tế bào nhân sơ

Hướng dẫn giải bài 8: Tế bào nhân sơ - trang 26, 27 SBT sinh 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

8.1. Tế bào nhân sơ có kích thước khoảng:

A. 1 - 5 mm                B. 3 - 5 µm              C. 1 - 5 µm            D. 3 - 5 cm

8.2. Loài nào sau đây là sinh vật nhân sơ?

A. HIV              B. Ruồi giấm              C. Trực khuẩn lao            D. Nấm men

8.3. Tế bào vi khuẩn không có thành phần nào sau đây?

A. Vùng nhân            B. Thành tế bào           C. Màng sinh chất             D. Ti thể

8.4. Tùy theo cấu trúc và thành phần hóa học của lớp peptidoglycan, vi khuẩn được chia thành:

A. Vi khuẩn sống kí sinh và vi khuẩn sống tự do.

B. Vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm.

C. Vi khuẩn dị dưỡng và vi khuẩn tự dưỡng.

D. Vi khuẩn gây bệnh và vi khuẩn không gây bệnh.

8.5. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về tế bào nhân sơ?

(1) Có tỉ lệ S/V nhỏ nên quá trình trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh chóng

(2) Bên trong màng sinh chất là thành tế bào được cấu tạo từ peptidoglycan

(3) Ribosome là bào quan duy nhất ở tế bào vi khuẩn

(4) Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là phân tử DNA mạch kép, dạng vòng

(5) Sinh vật nhân sơ gồm vi khuẩn, vi khuẩn cổ.

A. 3                     B. 2                      C. 1                       D. 4

8.6. Hãy trình bày các đặc điểm của tế bào nhân sơ.

8.7. Vẽ và chú thích các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ.

8.8. Quan sát Hình 8.1 và trả lời câu hỏi.

a) Hình ảnh trên nói đến phương pháp gì? Mục đích của phương pháp đó là gì?

b) Dựa vào hình trên, hãy đưa ra những đặc điểm để phân biệt vi khuẩn Gram dương và Gram âm.

c) Tại sao sự bắt màu thuốc nhuộm ở các loại vi khuẩn lại có sự khác nhau?

8.9. Tại sao các tế bào bình thường không sinh trưởng vượt quá kích thước nhất định

8.10. Một bạn học sinh nói rằng: "Một tế bào A có đường kính 2 µm sẽ có khả năng trao đổi chất chậm hơn so với một tế bào B có đường kính 25 µm vì tế bào càng lớn có tốc độ chuyển hóa trong tế bào càng nhanh". Điều bạn học sinh đã nói là đúng hay sai? Hãy chứng minh cho ý kiến của em.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT sinh 10 sách mới, giải bài tập sinh 10 chân trời, giải sinh 10 CTST bài 8 Tế bào nhân sơ, giải bài 8 Tế bào nhân sơ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác