Giải SBT Lịch sử 11 kết nối bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Giải chi tiết sách bài tập Lịch sử 11 kết nối bài 5 Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1: Hãy xác định chỉ một phương án đúng cho các câu từ 1 đến 9 dưới đây.

1. Đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây ngoại trừ

A. Phi-líp-pin

B. Xiêm ( Thái Lan)

C. Xin-ga-po

D. Miến Điện (Mi-an-ma)

2. Thực dân phương Tây xâm lược Đông Nam Á trong bối cảnh nào dưới đây?

A. Phần lớn các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng

B. Tất cả các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng

C. Các nước Đông Nam Á bước vào thời kì phát triển thịnh đạt

D. Các nước Đông Nam Á có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

3.Ý nào không phải nguyên nhân khiến Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây?

A. Khu vực giàu tài nguyên

B. Có nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú

C. Nằm trên tuyến đường biển huyết mạch

D. Cư dân có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ 

4. Người lãnh đạo đội quân đánh thắng thực dân Tây Ban Nha (1521) ở Philippin là ai

A. Đa-ga-ô

B. La-pu-la-pu

C. Hô-xê-Ri-dan

D. Bô-ni-pha-xi-ô

5. Đến giữa thế kỉ XIX, Indonesia đã trở thành thuộc địa nước nào?

A. Hà Lan

B. Bồ Đào Nha

C. Tây Ban Nha

D. Mỹ

6. Đến đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ mà ngày nay là Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây bị nước nào xâm chiếm?

A. Hà Lan

B. Bồ Đào Nha

C. Tây Ban Nha

D. Anh

7. Thực dân Pháp đã chiếm những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?

A. Phi-líp-pin, Bru - nây, Xin - ga-po

B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia

C. Xiêm ( Thái Lan), In- đô-nê-xi-a

D. Ma-lai-xi-a, Miến Điện ( Mi-an-ma)

8. Thực dân phương Tây sử dụng phương thức phổ biến nào để làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc ở các nước Đông Nam Á?

A. Chính sách “chia để trị”

B. Chính sách “đồng hoá văn hoá”

C. Chính sách ngoại giao mềm dẻo

D. Chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa

9.  Nội dung nào dưới đây là chính sách cai trị của thực dân phương Tây về văn hoá - xã hội ở Đông Nam Á?

A. Vận động xoá bỏ những tập tục lạc hậu

B. Mở trường học, xoá nạn mù chữ cho nhân dân thuộc địa

C. Nghiêm cấm các tệ nạn xã hội như : rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan

D. Kìm hãm người dân thuộc địa  trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói

10. Điểm chung trong chính sách cai trị về chính trị của các nước thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là gì?

A. Vẫn duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị

B. Chỉ có đại diện chính quyền thực dân mới được thi hành chính sách cai trị

C. Sử dụng quân đội từ chính quốc để bảo vệ bộ máy cai trị thực dân

D. Thiết lập nền thống trị bằng hình thức giống nhau

11. Ý nào không phải là chính sách cai trị về kinh tế của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?

A. Chú trọng mở mang các ngành công nghiệp nặng

B. Thi hành chính sách thuế khóa nặng nề

C. Cướp ruộng đất để lập đồn điền, bóc lột sức người

D. Khai thác triệt để tài nguyên, sản phẩm nông nghiệp

12. Từ năm 1868, Xiêm đã tiến hành hàng loạt cải cách quan trọng dưới thời vua nào?

A. Ra-ma IV

B. Ra-ma III

C. Ra-ma V

D. Ra-ma I

Bài tập 2: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về quá trình xâm lược, cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á và giải thích ngắn gọn câu sai

1. Trong khi hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây chỉ  có Xiêm là nước giữ được nền độc lập hoàn toàn

2. Sự kiện mở đầu cho quá trình xâm lược và thống trị kéo dài nhiều thế kỉ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đó là thực dân Bồ Đào Nha tấn công xâm lược Ma-lắc-ca vào năm 1511

3. Giữa thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị In-đô-nê-xi-a

4. Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây đều rơi vào tay người Anh

5. Thực dân Anh sau 60 năm mới chiếm được Miến Điện (Mi-an-ma) thực dân Pháp sau 26 năm ( 1858 -1884) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương

6. Hải quân Anh tiến vào hải cảng ở Y-an-gun, mở đầu xâm lược Miến Điện vào năm 1824

7. Để bảo vệ độc lập, Chính phủ Xiêm kí các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Cam-pu-chia cho Pháp (1907) và Mã Lai cho Anh (1909)

Bài tập 3: Ghép mốc thời gian ở cột A với nội dung lịch sử ở cột B sao cho phù hợp

Cột A 

 

Cột B

1. Sau năm 1898

a. Toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây rơi vào tay Anh

2. Giữa thế kỉ XIX

b. Thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương

3. Đầu thế kỉ XX

c. Thực dân Anh tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện

4. 1824 - 1885

d. Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của Mỹ

5. 1858 - 1893

e. Hà Lan hoàn thành việc kiểm soát In-đô-nê-xi-a

Bài tập 4: Khai thác tư liệu 1,2 và các hình sau

TƯ LIỆU 1: Điểm chung của chính sách thống trị thực dân ở Đông Nam Á là khai thác, vơ vét và bòn rút các quốc gia trong khu vực bằng chính sách thuế khóa đánh vào các tầng lớp nhân dân bản địa, cướp ruộng đất lập đồn điền, bóc lột sức người, khai thác tài nguyên, thông qua khai thác triệt để sản phẩm nông nghiệp…….đặc trưng của Đông Nam Á được thực dân phương Tây chú ý khai thác từ sớm

TƯ LIỆU 2: Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo chính sách thống trị của thực dân Pháp: “Một bên là những người bản xứ,... họ phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong những lao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật và hầu như chỉ bằng sức cho họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền. Một bên là những người Pháp và người nước ngoài: họ đều đi lại tự do, tự dành cho mình tất cả……….trong cảnh dốt nát và nghèo khốn của nhân dân

Em hãy:

4.1. Chỉ ra những cụm từ thể hiện chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á

4.2. Theo em, chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đã tác động như thế nào đến các nước trong khu vực?

Bài tập 5: Hãy lập và hoàn thành bảng hệ thống về chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á

Chính sách về chính trị

Chính sách về kinh tế

Chính sách về văn hoá - xã hội

   

Bài tập 6: Quan sát hình bên, em hãy:

6.1. Giới thiệu một số nét chính về nhân vật trong hình

6.2 Em hãy đánh giá vai trò của nhân vật này đối với lịch sử nước Xiêm vào giữa thế kỉ XIX

Bài tập 7: Qua việc tìm hiểu, sưu tầm tài liệu từ sách, báo và internet về chính sách cai trị của thực dân phương tây đối với các nước Đông Nam Á, hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của em về đời sống của nhân dân các nước Đông Nam Á dưới sự cai trị của thực dân phương Tây

Bài tập 8: Có ý kiến cho rằng: “Công cuộc cải cách của Xiêm chính là một trong những con đường ứng phó hiểu quả với làn sóng  xâm lược của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Qua việc tìm hiểu về công cuộc cải cách ở Xiêm vào giữa thế kỉ XIX, em hãy chứng minh cho quan điểm của mình

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác