Tóm tắt kiến thức lịch sử 11 kết nối bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 11 kết nối tri thức bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 3: QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

BÀI 5: QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở ĐÔNG NAM Á 

I. TÌM HIỂU QUÁ TÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY Ở ĐÔNG NAM Á

a. Quá trình xâm lược

* Quá trình xâm lược:

- Thời gian: đầu thế kỉ XVI.

- Bối cảnh:

+ Các nước Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng của chế độ phong kiến.

+ Nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ phong kiến.

- Hình thức xâm lược: 

+ Thông qua thương điếm.

+ Mở rộng giao thương.

+ Từng bước chuẩn bị quá trình xâm lược.

* Đối với Đông Nam Á hải đảo

Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây.

- Phi-lip-pin: 

+ Giữa thế kỉ XVI, Tây Ban Nha xâm lược Phi-lip-pin.

+ Năm 1898, Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của Mỹ.

- In-đô-nê-xi-a:

+ Cuối thế kỉ XVI, Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập vào In-đô-nê-xi-a. 

+ Giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành kiểm soát In-đô-nê-xi-a. 

- Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây: đầu thế kỉ XX, thực dân Anh cai trị toàn bộ lãnh thổ 3 quốc gia này.

* Đối với Đông Nam Á lục địa

Quá trình xâm lược đối với Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX (muộn hơn các nước Đông Nam Á hải đảo).

- Miến Điện (nay là Mi-an-ma): thực dân Anh 3 lần tiến hành chiến tranh xâm lược, kéo dài hơn 60 năm (1824 – 1885).

- Ba nước Đông Dương: 

+ Năm 1858: thực dân Pháp xâm lược Việt Nam sau năm 1858.

+ Giai đoạn 1858 – 1893: mở rộng sang Cam-pu-chia và Lào.

- Vương quốc Xiêm (Thái Lan ngày nay): giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc nước ngoài, là “vùng đệm” giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp.

b. Chính sách cai trị

Lĩnh vực

Chính sách cai trị

Chính trị

Tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á dưới những hình thức khác nhau nhưng có điểm chung là chính quyền thực dân duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.

- Hình thức cai trị: quyền hành chính, lập pháp, tư pháp, ngoại giao, quân sự,…của các thuộc địa tập trung trong tay đại diện chính quyền thực dân.

- Chính sách “chia để trị”: nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á. 

- Chú trọng xây dựng, sử dụng lực lượng quân đội để bảo vệ bộ máy cai trị, đàn áp sự phản kháng của người thực dân thuộc địa.

Kinh tế

- Bóc lột, khai thác thuộc địa.

- Biến các nước trong khu vực thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, phục vụ lợi ích chính quốc. 

Văn hóa – xã hội

- Kìm hãm người dân trong thực trang lạc hậu, nghèo đói.

- Làm xói mòn giá trị truyền thống.

II. TÌM HIỂU CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở XIÊM

Lĩnh vực

Nội dung cải cách

Kinh tế

- Công nghiệp: 

+ Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp, đường sắt.

+ Từ sau nửa thế kỉ XIX, Băng Cốc trở thành trung tâm buôn bán của khu vực.

- Nông nghiệp: 

+ Năm 1784: Áp dụng biện pháp miễn trừ và giảm thuế nông nghiệp.

+ Đầu thế kỉ XX: ban hành những quy định quản lí ruộng đất hiện đại.

Hành chính

Từ năm 1892, Ra-ma V tiến hành cải cách hành chính theo mô hình phương Tây.

Giáo dục

- Công tác giáo dục được chú trọng.

- Năm 1898, nhà vua cho công bố chương trình giáo dục đầu tiên ở Xiêm.

Ngoại giao

- Năm 1897, Ra-ma V tiến hành chuyến công du sang các nước châu Âu, gặp gỡ đại diện Chính phủ Anh, Pháp, Đức, Nga.

- Kí các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt bỏ một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Cam-pu-chia cho Pháp (1907), Mã Lai cho Anh (1909).

2. Ý nghĩa công cuộc cải cách:

- Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở cửa cho hàng hóa xuất khẩu.

- Đưa Vương quốc Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, từng bước hội nhập với thế giới trong những thập niên tiếp theo.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á, kiến thức trọng tâm lịch sử 11 kết nối bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á, nội dung chính bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Bình luận

Giải bài tập những môn khác