Giải SBT Lịch sử 10 cánh diều Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Hướng dẫn giải: Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác trang 9 SBT Lịch sử 10 Cánh diều. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lĩnh vực nào sau đây bổ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm đầu vết của những nền văn minh cổ xưa, thông qua quan sát từ không gian?

  • A. Thực tại ảo.
  • B. Công nghệ viễn thám.
  • C. Sinh học.

Câu 2: Mối liên hệ giữa các ngành khoa học xã hội nào sau đây không thể tách rời?

  • A. Sử - Triết.
  • B. Văn – Địa.
  • C. Sử - Triết.
  • D. Triết – Khảo cổ.

 

Câu 3: Các lĩnh vực nào dưới đây cung cấp dữ liệu rộng lớn và đa dạng cho các nhà sử học?

  • A. Sinh học, Địa lí tự nhiên, Thiên văn học.
  • B. Toán học, Tin học, Sinh học.
  • C. Thiên văn học, Sinh học, Toán học, Tin học, Vật lí học.
  • D. Vật lí học, Toán học.

 

Câu 4: Sử học là môn khoa học có tính chất liên ngành vì:

  • A. Phạm vi nghiên cứu nhỏ hẹp và phức tạp.
  • B. Lĩnh vực nghiên cứu đơn giản.
  • C. Đối tượng nghiên cứu đa dạng và toàn diện.
  • D. Đối tượng nghiên cứu hẹp và sâu.

 

Câu 5: Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ đều gắn với:

  • A. Bối cảnh chính trị, xã hội cụ thể.
  • B. Bối cảnh kinh tế cụ thể.
  • C. Môi trường sống của con người.
  • D. Đáp án khác. 

 

Câu 6: Với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, Sử học không có khả năng nào dưới đây?

  • A. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành, phát triển.
  • B. Xác định rõ những nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.
  • C. Dự báo xu hướng vận động phát triển trong tương lai.
  • D. Xử lí dữ liệu, hỗ trợ kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại để tiếp cận.

 

Câu 7: Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu giúp Sử học giải quyết vấn đề một cách

  • A. Toàn diện, cụ thể và chính xác.
  • B. Toàn diện và chính xác tuyệt đối.
  • C. Cụ thể và đơn giản.
  • D. Đơn giản và hiệu quả.

 

Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

  • A. Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, đặc biệt là lĩnh vực có truyền thống lâu đời.
  • B. Đưa đến những hiểu biết sâu rộng về lịch sử tri thức, lịch sử văn minh của con người.
  • C. Giúp những người làm khoa học tự nhiên và công nghệ điều chỉnh chính xác và thực hiện thành công những ý tưởng khoa học mới.
  • D. Thúc đẩy sự hiểu biết của đại chúng đối với khoa học.

 

Câu 9: Bình Ngô đại cáo có giá trị gì đối với các nhà sử học?

  • A. Tìm hiểu và trình bày lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn một cách sống động.
  • B. Tìm hiểu về nền độc lập của nước Đại Việt.
  • C. Tìm hiểu về lời tuyên cáo trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
  • D. Đáp án khác.

 

Câu 10: Để nghiên cứu, trình bày về những trận đánh trên sông Bạch Đằng, nhà sử học phải dựa vào kết quả nghiên cứu của:

  • A. Địa lí nhân văn.
  • B. Triết học.
  • C. Toán học.
  • D. Hóa học.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBACCA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDACAA

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử?

A. Có sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu và khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học.

B. Cung cấp tri thức cho nhiều ngành khoa học khác nhau.

C. Trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

D. Có mối liên hệ với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ.

 

Câu 2: Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với các ngành khoa học xã hội và nhân văn nào sau đây?

A. Tâm lí học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Khoa học chính trị.

B. Triết học, Địa lí nhân văn, Văn hoá học, Công tác xã hội.

C. Chính trị học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Xã hội học.

D. Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học.

Câu 3: Tri thức về lĩnh vực nào sau đây đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với ngành khoa học xã hội và nhân văn?

A. Sinh học.

B. Lịch sử.

C.Toán học.

D.Công nghệ.

Câu 4: Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ (sự ra đời, tiến trình phát triển, đặc điểm của ngành,...) có thể hỗ trợ Sử học thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây?

A. Ghi chép sự đóng góp của từng ngành cho sự phát triển kinh tế.

B. Cung cấp thông tin hoạt động cho ngành Sử học và Dân tộc học.

C. Khôi phục, mô tả lịch sử hình thành và phát triển của từng ngành.

D. Tạo nên sự chuyển biến cho từng ngành để cùng hội nhập quốc tế.

Câu 5: Để khôi phục lại lịch sử các trận đánh trên sông Bạch Đằng (các năm 938, 981 và 1288), các nhà sử học có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của những lĩnh vực cơ bản nào sau đây?

A. Khảo cổ học, Văn học, Địa lí nhân văn.

B. Nhân học, Sinh học, Địa lí nhân văn.

C. Văn học, Tâm lí học, Nhân học.

D. Khảo cổ học, Sinh học, Hoá học.

Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ảnh không đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

A. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các ngành.

B. Cung cấp tri thức và những hiểu biết sâu rộng hơn về lịch sử văn minh.

C. Giúp những người làm khoa học tự nhiên và công nghệ điều chỉnh hoạt động hiệu quả hơn, tiến bộ hơn.

D. Đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển của ngành khoa học.

Câu 7: Lĩnh vực nào sau đây hỗ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm dấu vết của những nền văn minh cổ xưa thông qua quan sát từ không gian?

A. Thực tại ảo.

B. Công nghệ viễn thám.

C. Sinh học.

D. Trí tuệ nhân tạo.

Câu 8: Chọn từ cho sẵn dưới đây đặt vào chỗ chấm (...) trong đoạn thông tin sau, thể hiện vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với sử học:

A. tái hiện; B. tri thức; C. dữ liệu; D. vật lí học; E. sử liệu

Các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ có vai trò quan trọng đối với Sử học trong quá trình sưu tầm, tìm kiếm ……...(1), nghiên cứu, tìm hiểu, ……….(2) quá khứ. Các lĩnh vực như …….…...(3), Hoá học, Sinh học, Địa lí tự nhiên, Thiên văn học, Toán học, Tin học, cung cấp …………..(4) rộng lớn và đa dạng cho các nhà sử học. Đó là hệ thống ….....(5) chuyên ngành, phương pháp nghiên cứu, khái niệm,...

Câu 9: Vì sao đối với lịch sử của một số lĩnh vực như: kinh tế, nghệ thuật, tôn giáo,... các nhà sử học lại cần có một nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực đó trước khi nghiên cứu chuyên sâu?

Câu 10: Nêu ví dụ cụ thể về sự hỗ trợ của các lĩnh vực công nghệ viễn thái, thực tại ảo tăng cường, giải trình tự gen đối với Sử học.

Câu 11: Nối ý ở cột A với ý ở cột B về mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học khác sao cho phù hợp.

Câu 12: Quan sát hình 3 và cho biết: để nghiên cứu về Hoàng thành Thăng Long qua Khu di tích Khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu (Hà Nội), cần có sự tham gia của chuyên gia từ các lĩnh vực nào?

Câu 13: Ngày nay, công nghệ thông tin có thể hỗ trợ học sinh trong học tập, lịch sử như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Lịch sử cánh diều, soạn sách bài tập Lịch sử 10 bài: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác