Giải Chuyên đề sinh học 12 Chân trời Bài 5: Khái quát về kiểm soát sinh học

Hướng dẫn soạn Bài 5: Khái quát về kiểm soát sinh học sách mới chuyên đề học tập sinh học 12 Chân trời. Bộ sách được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết dưới đây các em sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

MỞ ĐẦU

Câu 1: Ngày nay, thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng phổ biến giúp người nông dân kiểm soát sâu bệnh, bảo vệ mùa màng. Tuy nhiên, chính việc lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật cũng để lại những hậu quả nặng nề đối với sức khoẻ con người và hệ sinh thái. Vậy có cách nào kiểm soát sâu hại, bảo vệ mùa màng mà vẫn an toàn cho sức khoẻ con người và hệ sinh thái không?

I. KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT SINH HỌC

Câu 1: Có ý kiến cho rằng: “Nhện linh miêu (Oxyopes javanus) sống trong tán lá lúa và ăn thịt các loài bướm, do đó ngăn chặn được thế hệ mới của sâu hại. Đó chính là kiểm soát sinh học tự nhiên”. Em hãy đưa ra quan điểm của mình về ý kiến trên.

Câu 2: Mục tiêu của kiểm soát sinh học nhân tạo là gì? Để đạt được mục tiêu đó, con người đã tác động như thế nào?

Câu 3: Cho các ví dụ về kiểm soát sinh học sau:

-       Thả ong mắt đỏ để kiểm soát số lượng sâu đục thân lúa.

-       Nuôi mèo để bắt chuột.

-       Dùng nấm đối kháng (nấm xanh (Metarhizium anisopliae), nấm trắng (Beauveria bassiana)) kí sinh rây hại cây lúa.

-       Thả bọ xít hoa gai vai nhọn ((anffteconiđae furcellafa), bọ rừa mười chấm (farmonia ocfomaculafa), chuôn chuồn cỏ (Œrysopa sp.) ăn rệp hại cây trồng.

-       Sử dụng kiến vàng (0ecophylla smaragdina) tấn công bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis) giảm tỉ lệ cam, quýt bị rụng quả.

-       Ong (Cotessia flavipes) kí sinh sâu đục thân mía (Chilo tumidicosfalis).

-       Dùng vi khuẩn (Bacillus popilliae và Bacillus lentimorbus) gây ra bệnh trên bọ dừa nhật bản và nhiều loại bọ cánh cứng khác.

a) Hãy xác định đối tượng được dùng để kiểm soát sinh vật gây hại trong từng ví dụ.

b) Trong các ví dụ trên, hãy đo biết sinh vật gây hại có bị tiêu diệt hoàn toàn hay không.

II. VAI TRÒ CỦA KIỂM SOÁT SINH HỌC

Câu 4: Mối, kiến, gián là những loài thường gặp ở nơi sinh sống của con người. Chúng là vật trung gian lây truyền nhiều bệnh cho người và gây bất tiện trong sinh hoạt. Ngày nay, con người đã tạo ra nhiều loại chế phẩm sinh học để tiêu diệt chúng. Hãy phân tích ưu điểm của việc sử dụng các chế phẩm sinh học ứng dụng trong diệt mối, kiến, gián so với sử dụng hoá chất.

Câu 5: Vì sao nên sử dụng tác nhân kiểm soát sinh học để hạn chế sinh vật gây hại hơn là dùng thuốc bảo vệ thực vật?

Câu 6: Vì sao kiểm soát sinh học mang lại nhiều lợi ích nhưng việc loại bỏ hoàn toàn thuốc bảo vệ thực vật hoá học ra khỏi danh mục các chất/phương pháp kiểm soát dịch bệnh vẫn chưa được thực hiện?

LUYỆN TẬP 

Câu 1: Tìm hiểu và sưu tầm thông tin, hình ảnh trên internet, sách, báo hoặc trong thực tiễn để thiết kế poster hoặc inforgraphic tuyên truyền về vai trò của kiểm soát sinh học.

VẬN DỤNG

Câu 1: Ở một số nơi, người nông dân đã dùng thuốc diệt chuột (các thuốc thuộc nhóm kháng vitamin K; hoá chất watfarin hay superwarfarin như bromadiolone, flocoumafen, brodifacoum, diphacinone,....) hoặc dùng bấy để diệt chuột.

a) Biện pháp tiêu diệt chuột như vậy có phải là biện pháp kiểm soát sinh học không? Hãy giải thích.

b) Trình bày ưu và nhược điểm của biện pháp diệt chuột nêu trên.

c) Em hãy đề xuất một biện pháp làm giảm số lượng chuột gây hại mà không gây ô nhiễm môi trường cũng như đảm bảo cân bằng hệ sinh thái.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải chuyên đề Sinh học 12 sách mới, giải chuyên đề Sin học 12 chân trời sáng tạo Bài 5: Khái quát về kiểm soát sinh, giải chuyên đề sinh học 12 Chân trời Bài 5: Khái quát về kiểm soát sinh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác