Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều bài 8 Một số quy định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản

Hướng dẫn giải chuyên đề bài 8 Một số quy định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản trang 59, chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 - sách Cánh diều. Bộ sách được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết dưới đây các em sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Mở đầu

Gia đình là tế bào của xã hội, hôn nhân và gia đình là nền tảng của xã hội, xuất phát từ hôn nhân, các chức năng cơ bản của gia đình được tiếp nối như mối quan hệ vợ, chồng, nghĩa vụ chăm sóc, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản, thừa kế di sản,... Tất cả các quan hệ này được pháp luật hôn nhân và gia đình, thừa kế ghi nhận nhằm ổn định bền vững và phát triển của xã hội.

Hãy chia sẻ những điều em biết về pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản.

Khám phá

1. Một số quy định pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình

a. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Đọc thông tin trang 59

Câu hỏi 1: Từ thông tin trên, theo em, quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ và chồng ở trường hợp 1 được thể hiện như thế nào?

Câu hỏi 2: Theo em, tài sản chung và tài sản riêng của A trong khối tài sản chung của vợ chồng là bao nhiêu?

b. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình

Đọc thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi

Đọc thông tin, trường hợp trang 61, 62

Câu hỏi 1: Từ thông tin 1, theo em trong trường hợp trên, N có được quản lí số tiền của mình không? Giải thích tại sao.

Câu hỏi 2: Thông tin 2 nói đến quyền nào giữa cha mẹ và con?

Câu hỏi 3: Từ thông tin 1, theo em trong trường hợp 2, quyền, nghĩa vụ của ông bà với cháu được thể hiện như thế nào?

c. Li hôn

Đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi

Câu hỏi: Từ thông tin bên, em hãy cho biết trường hợp li hôn giữa anh P và chị H là li hôn do yêu cầu của một bên hay là thuận tình li hôn?

2. Một số quy định của pháp luật dân sự về thừa kế di sản

a. Quy định chung về thừa kế tài sản

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

Đọc thông tin, trường hợp trang 64

Câu hỏi 1: Từ thông tin, theo em, trong trường hợp 1 anh A có quyền để lại toàn bộ tài sản của mình cho một tổ chức không? Giải thích tại sao.

Câu hỏi 2: Theo em, ai có quyền được hưởng thừa kế trong trường hợp 3?

Câu hỏi 3: Từ thông tin và các trường hợp, em hiểu thế nào về quyền thừa kế?

Câu hỏi 4: Trường hợp 3 có nói về thừa kế di sản không?

b. Thừa kế theo di chúc

Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Câu hỏi 1: Từ thông tin, theo em, trong trường hợp 1 việc phân chia tài sản của ông A theo di chúc có đúng không? Giải thích tại sao. Theo quan điểm của em, ông A có cần phải để lại tài sản cho người nào nữa không?

Câu hỏi 2: Trong trường 2, theo em, việc ông C nói miệng để lại tài sản cho con gái Y có được không?

c. Thừa kế theo pháp luật

Em hãy đọc thông tin, tình huống, trường hợp và trả lời câu hỏi: 

Câu hỏi 1: Trong tình huống trên, theo em, quan điểm của chị A có đúng không?

Câu hỏi 2: Em hãy chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp trên.

Câu hỏi 3: Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về thừa kế thế vị thông qua trường hợp trên.

Luyện tập và Vận dụng

Câu hỏi 1: Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Phân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

b) Tại sao pháp luật về thừa kế quy định việc người thừa kế đương nhiên không phụ thuộc vào nội dung di chúc?

c) Thừa kế thế vị là gì? Tại sao phải quy định về thừa kế thế vị?

d) Việc quy định về hàng thừa kế theo pháp luật dựa trên nguyên tắc nào?

e) Di sản thừa kế được xác định như thế nào theo quy định của pháp luật dân sự?

g) Phân tích quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình. Lấy ví dụ minh hoạ.

Câu hỏi 2: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao? 

A. Chị P chăm sóc, hiếu thảo với bố, mẹ đẻ của mình.

B. Anh N có hành vi sống chung như vợ chồng đối với chị H trong khi anh N

dã có vợ là chị Y.

C. Con trai ông Q đe doạ ông Q, bắt phải lập di chúc để lại toàn bộ tài sản

cho mình.

D. Anh A và anh B muốn chung sống với nhau như vợ chồng và tổ chức đám cưới.

Câu hỏi 3: Em hãy thảo luận với bạn về những hành vi vi phạm thực hiện hôn nhân và gia đình theo những gợi ý sau:

a) Những tác hại của vi phạm thực hiện hôn nhân và gia đình trong đời sống xã hội.

b) Hành vi vi phạm pháp luật thực hiện hôn nhân và gia đình phổ biến trong dời sống xã hội hiện nay.

c) Những việc cần làm để bản thân và gia đình không vi phạm thực hiện hôn nhân và gia đình.

Câu hỏi 4: Ông A, bà B có con chung là C, D (đều đã thành niên và có khả năng lao động). C có vợ là M có con là X, Y. D có chồng là N và một người con là K. Di sản của ông A để lại là 900 triệu.

a) Em hãy chia thừa kế theo pháp luật khi ông A chết và không để lại di chúc.

b) Em hãy chia thừa kế theo pháp luật khi ông A chết và không để lại di chúc, C chết trước A.

Câu hỏi 5: Ông N và bà S kết hôn với nhau và có 3 người con, 2 trai, 1 gái. Trong một lần theo tàu đi biển đánh bắt cá, do tàu gặp nạn, gia đình không liên lạc được với ông N, đội tìm kiếm cứu nạn cũng không tìm được, mọi người trong gia đình đều nghĩ rằng ông và mọi người trên tàu đã chết. Thời gian sau, Bà S quen biết với ông V, hai người nảy sinh tình cảm. Bà S đã yêu cầu Toà án tuyên bố ông N đã chết và yêu cầu li hôn, sau đó kết hôn với ông V. Một ngày, ông N bỗng quay trở về, rất tức giận về việc bà S kết hôn với người đàn ông khác. Ông N muốn yêu cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ tuyên bố ông đã chết và xác lập lại quan hệ hôn nhân với bà S.

Theo em, Ông N có thể xác lập lại quan hệ hôn nhân với bà S không? Giải thích tại sao.

Câu hỏi 6: Anh K và chị M kết hôn được hơn 10 năm mà vẫn chưa có con. Hai anh chị thống nhất sẽ nhờ chị T, chị con cậu của anh K mang thai hộ. Mọi thủ tục đã hoàn thành, chị T đã mang thai, sau 9 tháng chị sinh được bé gái bụ bẫm. Trong giai đoạn này, vợ chồng anh K xảy ra cãi vã, mâu thuẫn nhau nên không muốn nhận con về, đến thời gian giao con cho bên nhờ mang thai hộ, nhưng vợ chồng anh K không đến nhận.

Theo em, việc vợ chồng anh K không đến nhận con được giải quyết như thế nào? Việc mang thai hộ trong trường hợp này có vi phạm pháp luật không?

Câu hỏi 7: Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch và tổ chức một buổi tọa đàm theo kế hoạch với chủ đề: Hôn nhân và gia đình.

Câu hỏi 8: Xây dựng kế hoạch về cuộc thi “Tìm hiểu thừa kế di sản theo quy định của pháp luật dân sự” theo gợi ý sau:

- Lập kế hoạch, dự kiến thời gian;

- Tổ chức đăng kí tham gia,

- Xây dựng chương trình, thể lệ cuộc thi, hình thức trình bày,...

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều, giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 sách mới, giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cd, giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cánh diều chuyên đề 3, giải chuyên đề 3 bài 8 Một số quy định của pháp luật dân sự về hôn nhân và gia đình, thừa kế di sản

Bình luận

Giải bài tập những môn khác