Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối Bài 8: Liên kết và cấu tạo của phức chất

Hướng dẫn soạn chuyên đề Bài 8: Liên kết và cấu tạo của phức chất sách mới chuyên đề học tập hóa học 12 Kết nối tri thức. Bộ sách được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết dưới đây các em sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Mở đầu: Trong phức chất [MLn], các phối tử L sắp xếp xung quanh nguyên tử trung tâm M tạo ra các dạng hình học khác nhau. Vậy, sự hình thành liên kết trong phức chất tứ diện và phức chất bát diện được giải thích như thế nào theo thuyết liên kết hoá trị?

Câu hỏi 1: Xác định nguyên tử trung tâm và kiểu lai hoá của nó trong phức chất [Zn(NH3)4]2+ có dạng hình học tứ diện và phức chất [CoF6]3-.

Câu hỏi 2: Phức chất [CoCl2(en)2]+ có cấu tạo như sau:

A diagram of chemical formula

Description automatically generated

  1. Chỉ ra các phối tử trong phức chất trên và dung lượng phối trí của chúng.

  2. Chỉ ra nguyên tử trung tâm trong phức chất trên và số phối trí của nó.

  3. Nguyên tử trung tâm trong phức chất trên đã nhận cặp electron từ nguyên tử nào của các phối tử?

  4. Nêu dạng hình học của phức chất trên.

Câu hỏi 3: Biết phức chất [NiCl4]2- có dạng hình học tứ diện.

  1. Xác định nguyên tử trung tâm và số phối trí của nguyên tử trung tâm.

  2. Trình bày sự hình thành liên kết trong phức chất [NiCl4]2- theo thuyết liên kết hoá trị, biết Ni có Z=28.

Câu hỏi 4: Dự đoán dạng hình học của phức chất [Ti(H2O)6]3+ và kiểu lai hoá của nguyên tử trung tâm trong phức chất, biết Ti có Z=22.

Câu hỏi 5: Mô tả sự hình thành phức chất [FeF6]3- theo thuyết liên kết hoá trị. Biết Fe có Z=26.

Hoạt động: Biểu diễn dạng hình học của phức chất tứ diện [NiCl4]2- và phức chất bát diện [Fe(H2O)6]3+.

Hoạt động: Xét phức chất vuông phẳng có nguyên tử trung tâm M và hai loại phối tử A,B. Cả A và B đều có dung lượng phối trí là 1.

  1. Viết các công thức hoá học có thể có của phức chất (bỏ qua điện tích của phức chất).

  2. Biểu diễn dạng hình học có thể có của các phức chất.

Câu hỏi 6: Cho các phức chất sau: [Ag(NH3)2]+, [ZnCl4]2-, [Ni(CN)4]2-, [PtCl2(NH3)2] ( vuông phẳng).

  1. Phức chất nào có đồng phân cis-, trans-?

  2. Vẽ đồng phân cis-, trans- ( nếu có) của mỗi phức chất. 

Hoạt động: Xét phức chất [MA4B2], trong đó phối tử A, B đều có dung lượng phối trí là 1.

  1. Xác định số phối trí của nguyên tử trung tâm M và dạng hình học của phức chất.

  2. Biểu diễn dạng hình học có thể có của phức chất.

Câu hỏi 7: Cho phức chất: [Ni(NH3)6]2+ và [PdCl2(NH3)4].

  1. Phức chất nào có đồng phân cis-, trans-?

  2. Vẽ đồng phân cis-, trans- (nếu có) của mỗi phức chất.

Câu hỏi 8: Phức chất (A) và phức chất (B) có cấu tạo như sau:

A close-up of chemical formulas

Description automatically generated

Hãy chỉ ra sự khác nhau về cấu tạo của hai phức chất này.

Em có thể: 

1. Mô tả được sự hình thành  liên kết của một số phức chất tứ diện và bát diện theo thuyết liên kết hoá trị. 

2. Biểu diễn được dạng hình học của một số phức chất dạng tứ diện và bát diện.

3. Xác định được đồng phân cis-, trans- , đồng phân liên kết, đồng phân ion hoá của một số phức chất

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối, Giải chuyên đề học tập hóa học 12 kết nối tri thức, Giải chuyên đề hóa học 12 KNTT Bài 8: Liên kết và cấu tạo của

Bình luận

Giải bài tập những môn khác