Giải bài 3 Hình ảnh di tích trong sáng tạo mĩ thuật

Giải bài 3: Hình ảnh di tích trong sáng tạo mĩ thuật - Sách mĩ thuật 7 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

QUAN SÁT

Tìm hiểu vẻ đẹp di tích trong một số bức ảnh

  • Nêu hiểu biết của em về di tích có trong mỗi bức ảnh.
  • Chia sẻ về một vài di tích khác mà em biết.

Giải bài 3 Hình ảnh di tích trong sáng tạo mĩ thuật

Câu trả lời:

Hình 1. Chùa của người Khơ-me, tỉnh Sóc Trăng: Những họa tiết trang trí ở đây đều mang đặc trưng kiến trúc Khmer với nhiều tháp nhỏ trên mái chùa, phía đầu hồi chạm trổ hình rắn Naga uốn lượn.

Hình 2. Di tích tháp Nhạn, tỉnh Phú Yên:

Tháp Nhạn trong tiếng Ê-Đê và Jarai gọi là Yang Kơ Hmeng là một tháp Champa nằm trên núi Nhạn, thắng cảnh tiêu biểu của Tuy Hòa, Phú Yên. Tháp Nhạn nằm trên núi, soi bóng trên Đà giang vĩ đại tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình: Núi Nhạn - Sông Đà Rằng.

Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao khoảng 23,5m. Mỗi cạnh chân tháp dài 10m.

Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, nhưng nhờ được sự trùng tu, tôn tạo của chính quyền tỉnh Phú Yên, tháp được phục dựng lại nguyên gốc và mang một vẻ đẹp mới. Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm và đây cũng là một thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. 

Hình 3. Nhà gươi của người Cơ-tu ở Hòa Vang, Đà Nẵng:

Nhà gươi là loại hình kiến trúc truyền thống lâu đời, Gươi là linh hồn của làng - một biểu tượng văn hóa cao nhất của người Cơtu. Nó như một bảo tàng nghệ thuật sống, là cầu nối giữa con người với vũ trụ, nơi lưu giữ những giá trị tinh thần thiêng liêng, nơi gửi gắm niềm tin vào thần linh, ông bà, tổ tiên của người Cơ Tu.

Hình 4. Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội: 

Là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. 

Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi quan trọng.

Một số di tích khác: di tích Hỏa Lò, quần thể kiến trúc Cố đô Huế, khu đền tháp Mỹ Sơn, phố cổ Hội An,...

 

Tìm hiểu vẻ đẹp di tích trong một số tác phẩm mĩ thuật

  • Vẻ đẹp di tích được thể hiện như thế nào trong tác phẩm mĩ thuật?
  • Hòa sắc, không gian trong 2 bức tranh này có gì khác nhau?

Giải bài 3 Hình ảnh di tích trong sáng tạo mĩ thuật

Giải bài 3 Hình ảnh di tích trong sáng tạo mĩ thuật

Câu trả lời:

Vẻ đẹp di tích được thể hiện trong tác phẩm mĩ thuật thông qua đường nét, màu sắc, hoạt động của con người...

Sự khác nhau của hai bức tranh:

 

Bức tranh “Chùa tháp Phổ Minh”

Bức tranh “Ô Quan Chưởng”

Hòa sắc

Sử dụng gam màu son kết hợp với màu xanh, trắng (vỏ trứng), đen (sen then)... trong sơn mài truyền thống tạo nên màu sắc độc đáo.

Các viên gạch màu nâu, thô, nhám có sắc độ đậm tạo nên sự tương phản mạnh giữa hình và nền.

Không gian

Toàn cảnh, thể hiện không gian rộng lớn của cánh động với những hoạt động quen thuộc của người nông dân.

Cận cảnh, góc hẹp

 

THẢO LUẬN

Trưng bày sản phẩm mĩ thuật đã thực hiện và trả lời các câu hỏi gợi ý sau:

  • Sản phẩm mĩ thuật của bạn thể hiện vẻ đẹp của di tích nào?
  • Hình ảnh di tích trong sản phẩm của bạn được thực hiện bằng cách nào?
  • Bạn sẽ sử dụng sản phẩm mĩ thuật để trang trí không gian nội thất nào trong nhà?

Câu trả lời:

HS tự thực hiện.

 

VẬN DỤNG

Lên kế hoạch thực hiện các sản phẩm mĩ thuật để tham gia chương trình gây quỹ ủng hộ bạn nghèo vượt khó ở trường theo các gợi ý sau:

  • Mục đích, yêu cầu: Tạo sản phẩm mĩ thuật có thể treo, bày trong nhà hoặc sử dụng làm quà tặng.
  • Vật liệu sử dụng: sẵn có, tái sử dụng.
  • Thời gian thực hiện: ở nhà, ngoài giờ học.

Câu trả lời:

HS tự thực hiện.

Từ khóa tìm kiếm: giải sgk mĩ thuật 7 sách mới, giải mĩ thuật 7 kết nối tri thức, giải mĩ thuật 7 KNTT bài 3, giải bài 3 hình ảnh di tích trong sáng tạo mĩ thuật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác