Giải bài 1 Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Giải bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử - Sách lịch sử 10 cánh diều. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Đọc thông tin và quan sát các hình 1.1, 1.2 hãy:

  • Trình bày khái niệm lịch sử. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
  • Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua sự kiện ngày 2/9/1945 ở Việt Nam.
  • Giải thích khái niệm Sử học.

Trả lời:

  • Trình bày khái niệm lịch sử, Sử học. Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
    • Lịch sử được hiểu theo 3 nghĩa chính:
      • Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người. 
      • Là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
      • Là một môn khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
    • Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
      • Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).
      • Nhận thưc lịch sử: là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra).
      • Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất, không thể thay đổi, nhưng nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay đổi theo thời gian. Hiện thực lịch sử luôn khách quan, còn nhận thức lịch sử vừa khách quan, vừa chủ quan. Nhận thức lịch sử có sự khác nhau là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu.
  • Phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử qua sự kiện ngày 2/9/1945 ở Việt Nam:
    • Hiện thực lịch sử: Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, trước hàng vạn quần chúng nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, đánh dấu thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một hiện thực lịch sử.
    • Nhận thức lịch sử: về cách mạng tháng Tám năm 1945, đa số quan điểm cho rằng đây là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi. Bên cạnh đó, cũng có thể có nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau về sự kiện này.

2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của sử học

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 1.3, 1.4, hãy trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học. Cho ví dụ cụ thể.

Trả lời:

  • Trình bày đối tượng nghiên cứu của Sử học: Đối tượng nghiên cứu của Sử học rất đa dạng, phong phú, mang tính toàn diện, gồm toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng, quốc gia hoặc khu vực,....) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, ngoại giao,....
  • Ví dụ cụ thể:
    • Nghiên cứu về quá trình hình thành khối cộng đồng người Việt ở Đà Lạt (1893 – 1945).
    • Nghiên cứu về thực trạng và những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tại di tích đền thờ vua Đinh ở làng Quan Thành (Triệu Sơn – Thanh Hóa).
    • Nghiên cứu về vai trò của Phật giáo đối với cư dân Lâm Đồng hiện nay.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

2.2. Chức năng và nhiệm vụ cơ bản của Sử học

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 1.1 hãy:

  • Nêu chức năng và nhiệm vụ của Sử học. Cho ví dụ. 
  • Cho biết ý nghĩa đoạn trích trong bài tựa "Đại Việt sử kí tục biên" của Phạm Công Trứ. 

2.3. Nguyên tắc cơ bản của Sử học

Đọc thông tin tư liệu và quan sát Bảng 1.2, hãy:

  • Nêu ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học. 
  • Cho biết câu chuyện "Thôi trữ giết vua" phản ánh nguyên tắc nào của Sử học. Ý nghĩa của câu chuyện là gì?

2.3. Nguyên tắc cơ bản của Sử học

Đọc thông tin tư liệu và quan sát Bảng 1.2, hãy:

  • Nêu ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học. 
  • Cho biết câu chuyện "Thôi trữ giết vua" phản ánh nguyên tắc nào của Sử học. Ý nghĩa của câu chuyện là gì?

3. Các nguồn sử liệu và một số phương pháp cơ bản của Sử học

3.1. Các nguồn sử liệu

Đọc thông tin tư liệu và quan sát Bảng 1.3, các hình từ 1.5 đến 1.9, hãy phân biệt các nguồn sử liệu và cho biết giá trị của mỗi loại hình sử liệu.

3.2. Một số phương pháp cơ bản của Sử học

Đọc thông tin và quan sát các sơ đồ 1.2, 1.3, hãy nêu những nét chính về một số phương pháp cơ bản của Sử học.

Luyện tập

Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988): "Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải trung thực, khách quan". 

Vận dụng

Câu 1. Hãy cho biết ý nghĩa câu nói của Giooc-giơ Ô-0en (người Anh): "Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chinh họ".

Câu 2. Tìm kiếm thông tin và giới thiệu những nguồn sử liệu có thể khôi phục sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) ngày 2/9/1945. 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải sử 10 cánh diều, giải sách cánh diều 10 môn sử, giải sử 10 sách mới bài 1, bài 1 Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Bình luận

Giải bài tập những môn khác