Giải âm nhạc 7 chân trời sáng tạo chủ đề 6: Thường thức âm nhạc Nghe nhạc

Giải chủ đề 6: Thường thức âm nhạc Nghe nhạc - Sách âm nhạc 7 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc miền núi phía Bắc

1. Tìm hiểu nhạc cụ

Sáo Mông

sáo Mông

Tính tẩu (đàn tính)

tính tẩu

Yêu cầu:

Hãy nêu đặc điểm chính của sáo Mông và tính tẩu (cấu tạo, cách diễn tấu, âm sắc)

Trả lời:

 

Cấu tạo

Cách diễn tấu

Âm sắc

Sáo Mông

Ống tre/nứa/trúc; gồm 7-8 lỗ; lỗ thổi gắn một lam đồng hình lưỡi gà.

Thổi hơi vào lỗ thổi kết hợp bấm lỗ trên thân sáo

Đầy đặn, trong trẻo, mượt mà

Hơi đục, rè

Tính tẩu

Hộp cộng hưởng làm bằng vỏ quả bầu khô; trên mặt bịt một tấm gỗ nhẹ, mềm và mỏng; cần đàn dài làm bằng gỗ, có 2-3 sơi dây làm từ sợi tơ hoặc dây cước

Dùng đầu ngón trỏ của một tay bật dây đàn theo hai chiều lên và xuống, các ngón của bàn tay kia bấm ép dây xuống cần đàn để tạo độ cao

Êm dịu, nhẹ nhàng, đầm ấm

Hơi đục, ít độ ngân

2. Nghe nhạc

Nghe/ xem trích đoạn Xuân về trên bản Mèo

Nghe/ xem trích đoạn Xuân về trên bản Mèo

Nêu cảm nhận của em về tác phẩm Xuân về trên bản Mèo. 

Cảm nhận: Bài hát sử dụng nhạc cụ là sáo Mông tạo giai điệu vui tươi, rộn ràng như mở ra khung cảnh núi rừng thanh bình, tươi sáng. Bài hát rất phù hợp với đời sống tinh thần của người dân tộc vùng cao.

Từ khóa tìm kiếm: Giải âm nhạc 7 chân trời sáng tạo, Giải âm nhạc 7 chân trời sáng tạo chủ đề 6 Thường thức âm nhạc Nghe nhạc giải âm nhạc 7 CTST

Bình luận

Giải bài tập những môn khác