Địa lí 7: Nhận biết các môi trường địa lí

Trên Trái Đất, chia thành các đới khí hậu: đới nóng, đới lạnh và đới ôn hòa. Mỗi môi trường này đều có những đặc điểm khác nhau về khí hậu, sinh vật,... Để phân biệt các môi trường này thì chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề Nhận biết các môi trường địa lí.

1. Môi trười đới nóng

  • Nằm trong khoảng giữa 2 chí tuyến, kéo dài từ Tây sang Đông, là nơi có nhiệt độ cao, có Tin phong Đông Bắc và Tín phong Đông Nam thổi quanh năm.
  • Có đến 70% sinh vật sống trong môi trường này.

a. Môi trường xích đạo ẩm

  • Vị trí: nằm trong khoảng 5⁰B - 5⁰N
  • Khí hậu: nóng, ẩm quanh năm. Biên độ nhiệt thấp. Lượng mưa trung bình 1500 - 2500mm. Độ ẩm cao, trên 80%.
  • Sinh vật: rừng cây xanh tốt quanh năm, rậm rạp, nhiều loại cây mọc thành tầng tán. Có nhiều loài thú leo trèo và chim chuyền cành.

b. Môi trường nhiệt đới

  • Vị trí: nằm ở khoảng vĩ tuyến 5⁰ đến chí tuyến ở 2 bán cầu.
  • Khí hậu: Nhiệt độ cao quanh năm (nhiệt độ trung bình 20⁰C), biên độ nhiệt lớn. Lượng mưa trung bình 500 - 1500mm.
  • Thiên nhiên thau đổi theo mùa: mùa mưa và mùa khô.
  • Đất: dễ bị xói mòn, rửa trôi, thoái hóa nếu không có cây che phủ.
  • Sông ngòi thay đổi theo mùa: mùa lũ và mùa cạn.
  • Thảm thực vật: thay đổi dần về hai chí tuyến, từ rừng thưa chuyển sang xa- van và cuối cùng là cây bụi (nửa hoang mạc).

c. Môi trường nhiệt đới gió mùa

  • Vị trí: phân bố chủ yếu ở Nam Á và Đông Nam Á.
  • Khí hậu: nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa và thời tiết diễn biến thất thường. Nhiệt độ trung bình trên 20⁰C, biên độ nhiệt năm lớn. Lượng mưa trung bình trên 1000mm/năm nhưng thay đổi tùy thuộc vào vị trí gần hay xa biển, sườn đón gió hay khuất gió.
  • Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đa dạng và phong phú, ảnh hưởng lớn tới cảnh sắc thiên nhiên.
  • Thảm thực vật: nóng ẩm thì cây cối xanh tốt, nhiều tầng tán; lạnh khô thì cây cối vàng úa, rụng lá.
  • Thích hợp trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp.

2. Môi trường đới ôn hòa

  • Vị trí: nằm giữa đới nóng và đới lạnh, từ chí tuyến đến vòng cực ở 2 bán cầu.
  • Khí hậu: ôn hòa. Nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp; lượng mưa không nhiều như đới nóng, cũng không ít như đới lạnh.
  • Thời tiết diễn biến thất thường.
  • Thiên nhiên phân hóa do ảnh hưởng của dòng biển và gió tây ôn đới.

3. Môi trường hoang mạc

  • Vị trí: Nằm dọc hai bên đường chí tuyến, ở sâu trong lục địa và ven bờ có dòng biển lạnh hoạt động.
  • Khí hậu: khô hạn và khắc nghiệt, có sự chênh lệch giữa ngày và đêm, gữa mùa đông và mùa hạ.
  • Sinh vật: thực động vật nghèo nàn. Thực vật cần tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng như xương rồng, cây bao báp,.... Động vật cần phải hoạt động ban đêm hoặc vùi mình trong cát, chịu đói khát như lạc đà, bò sát,... 

4. Môi trường đới lạnh

  • Vị trí: nằm từ 2 vòng cực đến 2 cực. Ở bắc bán cầu là đại dương, nam bán cầu là lục địa.
  • Khí hậu: lạnh giá quanh năm. Nhiệt độ -10⁰C, có nơi  -50⁰C; biên độ nhiệt gữa ngày và đêm lớn. Lượng mưa ít, trung bình dưới 500mm, chủ yếu ở dạng tuyết.
  • Sinh vật: động vật có đặc điểm bộ lông dày, không thấm nước, có lớp mỡ dày để thích nghi với giá lạnh khắc nghiệt; thực vật chủ yếu rêu và địa y phát triển vào mùa hạ.

5. Môi trường vùng núi

  • Khí hậu: thay đổi theo độ cao, càng lên cao không khí càng loãng, lên cao 100m giảm 0,6⁰C. 
  • Thực vật: thay đổi theo độ cao, phân tầng thực vật: rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ, tuyết.
Từ khóa tìm kiếm: các môi trường địa lí, môi trường đới nóng, môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường đới ôn hòa, môi trường đới lạnh, môi trường vùng núi

Bình luận

Giải bài tập những môn khác