Địa lí 6: Một số dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất

Trên Trái Đất có rất nhiều các dạng địa hình khác nhau. Mỗi dạng địa hình đều có những đặc điểm nổi bật riêng. Vậy để biết rõ hơn các dạng địa hình trên Trái Đát, Tech12h cùng các bạn đi tìm hiểu nhé.

A. LÍ THUYẾT

1. Địa hình núi

Tiêu chí

Núi

Khái niệm núi

- Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất, thường trên 500m so với mực nước biển.

Bộ phận

- Chân núi, đỉnh núi, sườn núi

Phân loại núi theo độ cao

- Núi thấp: Dưới 1000m

- Núi trung bình: 1000m – 2000m

- Núi cao: >2000m

Độ cao tương đối

- Tính từ chân núi đến đỉnh núi

Độ cao tuyệt đối

- Tính từ mực nước biển đến đỉnh núi

Có 2 loại

- Núi già: thấp, đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng nông. Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, trải qua các quá trình bào mòn.

- Núi trẻ: cao, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu. Mới được hình thành cách đây vài chục triệu năm.

2. Địa hình bình nguyên (đồng bằng)

Đặc điểm

Bình nguyên (đồng bằng)

Độ cao

- Độ cao tuyệt đối < 200m (đồng bằng có độ cao tuyệt đối gần 500m)

Nguyên nhân hình thành

- Bình nguyên do băng hà bào mòn
- Bình nguyên do phù sa của biển hoặc sông bồi tụ.

Đặc điểm hình thái

Hai loại đồng bằng bào mòn và bồi tụ:

+ Bào mòn bề mặt hơn gợn sóng.

+ Bồi tụ: bề mặt bằng phẳng do phù sa các sông lớn bồi đắp ở cửa sông (châu thổ)

Kể tên một số nổi tiếng

- Đồng bằng bào mòn: đồng bằng  phía Bắc Âu, Canađa…
- Đồng bằng bồi tụ: đồng bằng Hoàng Hà, Amazon, Cửu Long (VN)…

 

Giá trị kinh tế

- Thuận lợi việc tiêu, tưới nước, trồng cây lương thực, thực phẩm, nông nghiệp phát triển dân cư đông đúc
- Tập trung nhiều thành phố lớn, đông dân.

3. Địa hình cao nguyên

Đặc điểm

Cao nguyên

Độ cao

- Độ cao tuyệt đối trên 500m

Đặc điểm hình thái

- Địa hình bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng có sườn dốc.

Kể tên một số nổi tiếng

- Cao nguyên Tây Tạng ( Trung Quốc), cao nguyên Đồng Văn, Mộc Châu, Lâm Viên (VN),...

Giá trị kinh tế

- Thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.

4. Địa hình đồi

Đặc điểm

Đồi

Độ cao

- Độ cao tương đối dưới 200m

Đặc điểm hình thái

- Dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi.
- Dạng bát úp, đỉnh tròn, sườn thoải.

 

Kể tên một số nổi tiếng

- Vùng trung du Phú Thọ, Thái Nguyên ( Việt Nam),....

Giá trị kinh tế

- Thuận lợi trồng cây công nghiệp kết hợp cây lâm nghiệp.
- Chăn thả gia súc.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 1: So sánh sự khác nhau giữa dạng địa hình  núi già và núi trẻ?

Bài 2: Hãy nêu sự khác nhau giữa địa hình núi và địa hình đồng bằng (bình nguyên)?

Từ khóa tìm kiếm: địa hình, núi, đồi, cao nguyên, bình nguyên, đồng bằng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều