Địa lí 6: Các dạng bài tập về giờ trên Trái Đất
Trong địa lý có khái niệm về giờ, một múi giờ là một vùng trên Trái Đất mà người ta quy ước sử dụng cùng một thời gian tiêu chuẩn, thông thường được nói đến như là giờ địa phương. Trên Trái Đất, mỗi khu vực có một giờ riêng. Vậy để giao lưu quốc tế thì chúng ta phải biết cách tính giờ trên Trái Đất, Tech12h sẽ giới thiệu cho các bạn một số cách tính giờ trên Trái Đất.
A. LÍ THUYẾT
1. Khái niệm.
- Giờ địa phương ( hay còn gọi là giờ Mặt Trời): là giờ của các địa điểm khác nhau, thuộc các kinh tuyến khác nhau.
- Giờ quốc tế (giờ GMT): giờ ở múi giờ số 0.
Quy ước:
- Trái Đất chia thành 24 múi giờ ( đánh từ 0 đến 23 từ Đông sang Tây). Múi giờ 0 có kinh tuyến gốc đi qua ở giữa.
- Mỗi múi giờ cạnh nhau hơn hoặc kém nhau 1 giờ.
- Nếu đi từ bán cầu Đông vượt kinh tuyến 180º sang bán cầu Tây thì lùi lại 1 ngày và ngược lại.
Bản đồ các múi giờ trên Trái Đất
2. Công thức
a. Công thức tính giờ
Tm = To + m Trong đó: Tm: giờ múi m
To: giờ GMT
m: số thứ tự của múi giờ
b. Công thức tính múi giờ:
- Ở Đông bán cầu: m = (kinh tuyến Đông) :15º
- Ở Tây bán cầu: 2 cách
Cách 1: m =[ 360 - kinh tuyến Tây] : 15º
Cách 2: m = 24 - (kinh tuyến tây :15º).
* Chú ý:
- Đi từ Tây sang Đông (qua kinh tuyến 180º) lùi 1 ngày
- Đi từ Đông sang Tây (qua kinh tuyến 180º) tăng 1 ngày
- Cùng bán cầu không đổi ngày.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận