Đề thi giữa kì 2 KTPL 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi [..] bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CD ĐỀ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật: mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội. Quyền của công dân:

A.  luôn tách rời với nghĩa vụ công dân.

B.  không liên quan đến nghĩa vụ công dân.

C.  không tách rời với nghĩa vụ công dân.

D.  không có mối liên hệ với nghĩa vụ công dân.

     Câu 2 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân về nghĩa vụ?

A.  Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

B.  Lựa chọn loại hình bảo hiểm.

C.  Từ bỏ quyền thừa kế tài sản.

D.  Hỗ trợ người già neo đơn.

     Câu 3 (0,25 điểm). Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là nam, nữ bình đẳng trong việc:

A.  tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.

B.  tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội.

C.  tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.

D.  thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất.

     Câu 4 (0,25 điểm). Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật:

A.  hợp nhất.

B.  bảo vệ.

C.  phân lập.

D.  hoán đổi.

     Câu 5 (0,25 điểm). Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A.  Bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.

B.  Tham gia hiến máu nhân đạo.

C.  Trung thành và bảo vệ Tổ quốc.

D.  Từ chối nhận các di sản thừa kế.

     Câu 6 (0,25 điểm). Em hãy hãy cho biết một số quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử?

A.  Công dân có thể ứng cử vào Quốc hội khi đủ 20 tuổi.

B.  Phân cấp về quá trình bầu cử.

C.  Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội.

D.  Ai không muốn có thể không tham gia bầu cử.

     Câu 7 (0,25 điểm). Công dân có quyền khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của

A.  Luật Tố tụng hành chính.

B.  Bộ luật Dân sự.

C.  Luật tố tụng hình sự.

D.  Bộ luật Hình sự.

     Câu 8 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân là bao nhiêu?

A.  từ 18 tuổi đến 24 tuổi.

B.  từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

C.  từ 18 tuổi đến 26 tuổi.

D.  từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.

     Câu 9 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

A.  Công ty K buộc chị M thôi việc trong thời gian đang nuôi con tám tháng tuổi.

B.  Cán bộ xã T không ghi tên vào anh B (18 tuổi) danh sách cử tri vì anh B không biết chữ.

C.  Dù vượt đèn đỏ, nhưng anh S không bị xử phạt vì anh là con chủ chủ tịch tỉnh H.

D.  Nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số.

     Câu 10 (0,25 điểm). Vì sao cần phải thực hiện các biện pháp bình đẳng giới?

A.  Để tỉ lệ nam và tỉ lệ nữ trong xã hội được cân bằng

B.  Để đảm bảo tỉ lệ nam và tỉ lệ nữ không bị quá chênh lệch trong các cơ quan nhà nước

C.  Đảm bảo cho nam, nữ đều có quyền hạn và vai trò như nhau trong xã hội

D.  Để bảo vệ cho nữ giới được hưởng những quyền lợi thuộc về mình

     Câu 11 (0,25 điểm). Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế?

A.  Chính sách phát triển kinh tế có sự phân biệt giữa dân tộc đa số và thiểu số.

B.  Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

C.  Chỉ có dân tộc đa số được tham gia vào các thành phần kinh tế của đất nước.

D.  Nhà nước chỉ quan tâm đầu tư ở các vùng kinh tế phát triển, trung tâm đất nước.

     Câu 12 (0,25 điểm). Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?

A.  Để không ai bị đối xử phân biệt trong xã hội

B.  Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình

C.  Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội

D.  Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội

     Câu 13 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi đang:

A.  thực hiện cách li y tế.

B.  chấp hành hình phạt tù.

C.  bí mật theo dõi nhân chứng.

D.  tham gia công tác biệt phái.

     Câu 14 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A.  Đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.

B.  Bầu cử và ứng cử Đại biểu quốc hội.

C.  Tố cáo những việc vi phạm pháp luật.

D.  Biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.

     Câu 15 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại khi nhận văn bản nào sau đây?

A.  Thông báo hiện trạng hồ chứa thủy lợi.

B.  Thông báo phân bổ ngân sách trung ương

C.  Quyết định sáp nhập địa giới hành chính.

D.  Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

     Câu 16 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

A.  Tham gia dân quân tự vệ.

B.  Thực hiện nghĩa vụ quân sự.

C.  Xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

D.  Tham gia các hoạt động biểu tình, bãi công.

     Câu 17 (0,25 điểm). Vì sao cần quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

A.  Để chứng minh cho các nước bạn thấy rằng thể chế chính trị của nước ta tốt, đáng để học tập.

B.  Thể hiện sự phân biệt đối với những thành phần không cùng đẳng cấp chung.

C.  Thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân trước pháp luật, không ai bị đối xử phân biệt, ai cũng có điều kiện như nhau để phát triển, vươn lên.

D.  Để chứng minh cho các quốc gia khác thấy rằng công dân của nước ta được đối xử rất tốt, được sống trong điều kiện ấm no, tự do sống và tự phát triển.

     Câu 18 (0,25 điểm). Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?

Tình huống. Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng nhân sự, ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ.

A.  Chị H và anh Q.

B.  Chị H và ông T.

C.  Ông T và anh Q.

D.  Chị H, anh Q và ông T.

     Câu 19 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, anh T và anh H cùng được hưởng bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực chính trị thông qua quyền nào?

Trường hợp. Anh H và anh T thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một huyện vùng cao. Anh H làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện còn anh T thực hiện dự án chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp sạch. Trong thời gian giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, anh H đã đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương. Cùng thời điểm đó, do có uy tín, anh T được giới thiệu và trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã.

A.  Thay đổi các chính sách xã hội.

B.  Thay đổi cơ cấu ngành kinh tế

C.  Tham gia sửa đổi Luật đất đai.

D.  Tham gia vào bộ máy nhà nước.

     Câu 20 (0,25 điểm). Người dân thôn X trong trường hợp dưới đây đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?

Trường hợp. Thôn X tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến của người dân về các biện pháp xây dựng nông thôn mới. Khi tham gia họp, anh T đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị về việc quy hoạch, xây dựng đường giao thông trong thôn cũng như việc giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

A.  Tham gia thảo luận những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở.

B.  Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.

C.  Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

D.  Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.

     Câu 21 (0,25 điểm). Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, ông C là cán bộ hưu trí nhờ và được chị T kiểm tra lại thông tin trong phiếu bầu mà anh A vừa viết hộ theo ý của ông. Sau đó, mỗi người tự tay bỏ phiếu của mình vào hòm phiếu rồi ra về. Ông C và chị T cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A.  Công khai.

B.  Trực tiếp.

C.  Bỏ phiếu kín.

D.  Cùng hợp tác.

     Câu 22 (0,25 điểm). Vì sao công dân không nên để người khác thay thế mình tham gia bầu cử?

A.  Vì người khác có thể chưa đủ quyền tham gia bầu cử

B.  Vì có thể người đi bầu không truyền tải đúng nguyện vọng của cử tri

C.  Vì đây là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân, việc đi bầu cử thay có thể gây ra các sai sót trong khi thực hiện bỏ phiếu, truyền tải sai nguyện vọng của cử tri

D.  Người ốm có thể nhờ người khác đi bầu cử giúp vì việc bầu cử không cần thiết phải đi khi đang trong tình trạng ốm bệnh

     Câu 23 (0,25 điểm). Trong trường hợp dưới đây, Trung tâm ngoại ngữ X đã thực hiện quyền khiếu nại như thế nào?

Trường hợp. Gần đây, Trung tâm Ngoại ngữ X bị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh quyết định thu hồi giấy phép hoạt động vì không hoạt động đúng địa điểm cấp phép và không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Trung tâm Ngoại ngữ X không đồng ý với quyết định thu hồi giấy phép nên đã làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị xem xét lại. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kĩ, Trung tâm Ngoại ngữ X nhận thấy quyết định đó là có căn cứ và đúng với các quy định của pháp luật nên đã rút đơn khiếu nại.

A.  Uỷ quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

B.  Rút đơn khiếu nại khi nhận thấy quyết định thu hồi giấy phép là đúng pháp luật.

C.  Khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính.

D.  Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại.

     Câu 24 (0,25 điểm). Trong tình huống sau đây, chủ thể nào đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?

Tình huống. Ông Q, ông K và anh V thường trú ở một tỉnh miền núi giáp biên giới. Cả 3 người cùng là thành viên của đội tự quản địa phương. Một lần, ông, ông K và anh V vào rừng tuần tra thì tình cờ phát hiện một nhóm người khả nghi đang chôn giấu nhiều vũ khí nên đã bí mật quan sát, đánh dấu vị trí. Sau đó, ông Q và anh V đề nghị cả nhóm cùng lên đồn biên phòng trên địa bàn để trình báo lại sự việc; tuy nhiên, ông K không đồng ý, đồng thời can ngăn ông Q và anh V vì lí do sợ bị trả thù. Không đồng tình với thái độ và hành động của ông K, ông Q và anh V vẫn tới đồn biên phòng để trình báo.

A.  Ông Q và anh V.

B.  Ông K và anh V.

C.  Ông Q và ông K.

D.  Ông Q, ông K và anh V.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm).

a. Theo em, bình đẳng giới là gì? Bình đẳng giới có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân, xã hội?

b. Pháp luật nước ta quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động như thế nào?

     Câu 2 (1,0 điểm). Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Ứng cử là phương thức lựa chọn người đại diện, thay mặt cho công dân để làm lãnh đạo, thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định.

b. Mọi công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ mười tám tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

 Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy đọc và xử lí tình huống sau:

Mẹ dự định sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ đưa S đi du học để sau này thừa sự nghiệp kinh doanh của gia đình. Tuy nhiên, S không đồng ý, S muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự rồi phấn đấu rèn luyện để trở thành một sĩ quan chuyên nghiệp. Biết được dự định của S, mẹ tỏ thái độ phản đối khiến S rất khó xử.

Nếu là S, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào?

 

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
CABBCCAB
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
DCBDBADD
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
CADACCBA

 B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1:

a.

- Bình đẳng giới là việc nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. - Bình đẳng giới là việc nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

-  Ý nghĩa:

+ Bình đẳng giới tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình; thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội. + Bình đẳng giới tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình; thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.

+ Bình đẳng giới góp phần phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững; là mục tiêu và thước đo sự tiến bộ của một xã hội. + Bình đẳng giới góp phần phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững; là mục tiêu và thước đo sự tiến bộ của một xã hội.

b. Pháp luật nước ta quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động bao gồm:

- Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động. - Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. - Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

- Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động giúp cho tất cả mọi người đều có cơ hội được làm việc theo đúng năng lực của bản thân và được hưởng lợi ích xứng đáng với công việc bản thân đã làm. - Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động giúp cho tất cả mọi người đều có cơ hội được làm việc theo đúng năng lực của bản thân và được hưởng lợi ích xứng đáng với công việc bản thân đã làm.

Câu 2: HS vận dụng kiến thức, hiểu biết của bản thân để bày tỏ quan điểm về các nhận định:

a.

- Bình đẳng giới là việc nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật. - Bình đẳng giới là việc nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

-  - Ý nghĩa:

+ Bình đẳng giới tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình; thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội. + Bình đẳng giới tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình; thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.

+ Bình đẳng giới góp phần phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững; là mục tiêu và thước đo sự tiến bộ của một xã hội. + Bình đẳng giới góp phần phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững; là mục tiêu và thước đo sự tiến bộ của một xã hội.

b. Pháp luật nước ta quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động bao gồm:

- Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động. - Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. - Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

- Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động giúp cho tất cả mọi người đều có cơ hội được làm việc theo đúng năng lực của bản thân và được hưởng lợi ích xứng đáng với công việc bản thân đã làm. - Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động giúp cho tất cả mọi người đều có cơ hội được làm việc theo đúng năng lực của bản thân và được hưởng lợi ích xứng đáng với công việc bản thân đã làm.

Câu 3:

HS vận dụng kiến thức, liên hệ bản thân để xử lí tình huống:

Nếu là bạn S, em sẽ: giải thích cho mẹ hiểu về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân, giải thích lí do vì sao mình lại có ý định như vậy và bày tỏ mong muốn mẹ tạo điều kiện, tôn trọng sự lựa chọn của mình.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Kinh tế pháp luật 11 cánh diều, đề thi [..]

Bình luận

Giải bài tập những môn khác