Đề thi cuối kì 2 KTPL 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi [..] bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

     Câu 1 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo?

A. Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc.

B. Xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác.

C. Tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.

D. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

     Câu 2 (0,25 điểm). Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc?

A. Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

B. Gây tổn hại sức khỏe, tính mạng đối với người bị xâm phạm.

C. Là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị.

D. Gây tổn hại về uy tín, danh dự,… đối với người bị xâm phạm.

     Câu 3 (0,25 điểm). H và bạn vô tình làm rơi quyển truyện xuống ban công nhà tầng dưới nên vội vàng chạy xuống để xin lại. Xuống đến nơi, H thấy cửa nhà hàng xóm chỉ khép hờ nhưng gọi không thấy ai trả lời. Người bạn thấy vậy liền bảo H cứ mở cửa vào lấy quyển truyện, mình chỉ nhặt đồ của mình làm rơi nên sẽ không sao?

Câu hỏi: Nếu là H, trong trường hợp này, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Nghe theo lời khuyên của bạn rồi tự ý vào nhà hàng xóm để lấy quyển truyện.
  • B. Không đồng tình với lời khuyên của bạn; đồng thời mắng bạn vì bạn thiếu hiểu biết.
  • C. Không đồng ý, giải thích cho bạn hiểu việc tự ý vào nhà người khác là không đúng.
  • D. Rủ nhiều người khác cùng vào nhà hàng xóm để chứng minh mình không có ý đồ xấu.

     Câu 4 (0,25 điểm). Công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi có ý thực hiện hành vi nào sau dây?

A. Ủy quyền phát ngôn với báo chí.

B. Phát tán thông tin chưa kiểm chứng.

C. Trình bày tham luận trong hội nghị.

D. Phê phán hệ tư tưởng lỗi thời.

     Câu 5 (0,25 điểm). Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân có nghĩa là không ai được ...... Hoặc tự ý mở thư tín, điện tín cua người khác, không được nghe trộm điện thoại.

A. Chiếm đoạt.

B. Đánh cắp.

C. Cướp giật.

D. Cầm lấy.

     Câu 6 (0,25 điểm). Quyền xâm phạm vào chỗ ở là một trong những quyền .... Của công dân được quy định trong Hiến Pháp của nước ta.

A. Thực chất.

B. Bản chất.

C. Cơ sở.

D. Cơ bản.

     Câu 7 (0,25 điểm). Trong tình huống sau, những chủ thể nào không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?

Tình huống. Gia đình anh H theo tôn giáo X từ lâu đời nên khi biết tin anh muốn cưới chị O là người theo tôn giáo G một số người thân của anh đã tỏ thái độ không hài lòng. Họ nhiều lần chê bai, có những lời lẽ không hay khi nhận xét về những người theo tôn giáo G và khuyên anh H nên bỏ chị O để lấy người khác. Ông T (bố anh H) cũng ra điều kiện chỉ cho phép anh và chị O cưới nhau nếu chị O từ bỏ tôn giáo G để theo tôn giáo X giống gia đình mình.

A. Anh H và ông T.

B. Người thân của anh H.

C. Anh H và chị O.

D. Ông T, anh H và chị O.

     Câu 8 (0,25 điểm). Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí – đó là nội dung của quyền nào sau đây?

A. Quyền tự do báo chí.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do tín ngưỡng.

D. Quyền tiếp cận thông tin.

     Câu 9 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật: không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép, trừ trường hợp cá nhân đó?

A. Vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.

B. Đang thực hiện các giao dịch dân sự.

C. Công khai đấu giá tài sản của bản thân.

D. Ủy quyền giao dịch các hợp đồng dân sự.

     Câu 10 (0,25 điểm). Anh Q, anh X, anh B và anh D cùng là bảo vệ tại một nông trường. Một lần, phát hiện anh B lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh D đã giam anh B tại nhà kho với mục đích tống tiền và nhờ anh X canh giữ. Ngày hôm sau, anh Q đi ngang qua nhà kho, vô tình nhìn thấy anh B bị giam, trong khi anh X đang ngủ. Anh Q định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh B đã đề nghị anh Q tìm cách giải cứu mình và hứa sẽ không báo cáo cấp trên việc anh Q tổ chức đánh bạc nên anh Q đã giải thoát cho anh B. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

A. Anh X, anh D và anh Q. 

B. Anh X, anh D và anh B.

C. Anh X và anh Q. 

D. Anh X và anh D.

     Câu 11 (0,25 điểm). Hành vi nào của bạn L trong tình huống sau đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

Tình huống. L và H là bạn thân của nhau. Một lần, L đến chơi trong lúc H đang ở ngoài quét sân, L thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên L tò mò và mở nhật kí ra xem. Đọc trong nhật kí, L phát hiện H có tình cảm với P – bạn nam học cùng lớp tiếng Anh với H. Lo lắng H vì chuyện tình cảm này mà không chú tâm học tập, L đã liên hệ và yêu cầu P tránh xa bạn mình; đồng thời bí mật báo cho bố mẹ của H biết sự việc.

A. Tự ý vào phòng của H mà chưa được sự đồng ý.

B. Liên hệ với P yêu cầu P chấm dứt tình cảm với H.

C. Tự ý xem nhật kí của H mà chưa được sự đồng ý.

D. Chia sẻ chuyện riêng tư của H cho bố mẹ H biết.

     Câu 12 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống.T và bà nội đang chuẩn bị ăn cơm tối thì có hai người đàn ông mặc trang phục. Công an đến bấm chuông và yêu cầu mở cửa để khám xét vì nghi ngờ trong nhà đang tàng trữ chất cấm. Bà nội T nghe vậy liền giải thích trong nhà không cắt giấu chất cấm và gọi C mang chìa khoá ra mở cửa. 

Câu hỏi: Nếu là bạn T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Từ chối mở cửa, mắng mỏ và lớn tiếng vạch trần thủ đoạn lừa đảo của hai người đàn ông.
  • B. Từ chối mở cửa, yêu cầu hai người đàn ông xuất trình thẻ công an và quyết định khám nhà.
  • C. Lập tức mở cửa cho họ vào khám nhà để tránh phạm tội “chống người thi hành công vụ”.
  • D. Mở cửa, dụ họ vào nhà rồi nhanh chóng khóa cửa lại, sau đó tới đồn công an trình báo.

     Câu 13 (0,25 điểm). Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là 

A. Lan truyền bí mật nhà nước.

B. Bịa đặt những thông tin sai sự thật.

C. Chia sẻ thông in chưa kiểm chứng.

D. Phát biểu ý kiến trong hội nghị.

     Câu 14 (0,25 điểm). Trước những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, chúng ta cần

A. Thờ ơ, vô cảm.

B. Lên án, ngăn chặn.

C. Học tập, noi gương.

D. Khuyến khích, cổ vũ.

     Câu 15 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi nhà ở của họ.

B. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám của cơ quan có thẩm quyền.

C. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mới vào nhà họ.

D. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng.

     Câu 16 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.

B. Trả lại thư vì không đúng tên người nhận.

C. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị.

D. Bóc xem các thư bị gửi nhầm.

     Câu 17 (0,25 điểm). Hành vi của ông C, bà T và anh A trong tình huống sau đã vi phạm quyền nào của công dân?

Tình huống. Anh A và chị B là vợ chồng, hai người chung sống cùng nhà với bố mẹ anh A là ông T và bà C. Chị B là người theo tôn giáo và thường đi cầu nguyện nhằm mong muốn có một cuộc sống bình an, tốt đẹp. Nhưng theo anh A, việc thực hành tôn giáo của chị B rất mất thời gian, không mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình. Chị B không đồng ý vì đây là quyền tự do của công dân về tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, anh A vẫn phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán không cho chị thực hành tôn giáo của mình. Thấy vợ chồng hai con thường xuyên bất hòa, ông T và bà C tuyên bố: nếu chị B không từ bỏ việc thực hành tôn giáo thì sẽ đuổi chị B ra khỏi nhà.

A. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

B. Bình đẳng trước pháp luật.

C. Được bảo hộ danh dự.

D. Tự do ngôn luận.

     Câu 18 (0,25 điểm). Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân được?

A. Tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ. 

B. Lan tuyền những thông tin, tà liệu liên quan đến bí mật quốc gia.

C. Sáng tạo các tác phẩm báo chí, tiếp cận và phản hồi thông tin cho báo chí.

D. Tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.

     Câu 19 (0,25 điểm). Anh P thường xuyên viết bài đăng báo ca ngợi những học sinh vượt khó đạt thành tích cao trong học tập. Anh P đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân? 

A. Đối thoại trực tuyến.               

B. Tự do ngôn luận. 

C. Quản trị truyền thông.              

D. Thông cáo báo chí.

     Câu 20 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?

A. Mọi người có quyền theo bất kì tôn giáo nào và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

B. Chỉ có những người theo tôn giáo mới được bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

C. Khi đã theo một tôn giáo nào đó thì không có quyền chuyển sang tôn giáo khác.

D. Vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không để lại hậu quả gì nghiêm trọng.

     Câu 21 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

B. Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.

C. Gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.

D. Người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.

     Câu 22 (0,25 điểm). Khi phát hiện bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật ký cá nhân của mình em sẽ làm gì?

A. Quát bạn thật to cho cả lớp biết tính xấu của bạn.

B. Nói nhỏ với bạn lần sau không nên làm như vậy vi xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân.

C. Nói với cô giáo để cô xử lý.

D. Không chơi với bạn nữa.

     Câu 23 (0,25 điểm). Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ?

A. Không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

B. Bị phạt tù trong mọi trường hợp vi phạm.

C. Bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

D. Bị phạt kỉ luật trong mọi trường hợp vi phạm.

     Câu 24 (0,25 điểm). Ý nghĩa của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là?

A. Đảm bảo đời sống riêng tư cho mỗi cá nhân.

B. Đảm bảo quyền cho mỗi công dân dân chủ.

C. Đảm bảo quyền tự chủ của mỗi cá nhân.

D. Đảm bảo sự công bằng cho mỗi cá nhân

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm).

a. Quyền tự do ngôn luận, báo chí của công dân được định nghĩa như thế nào?

b. Em hãy nêu các biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của nhân dân?

     Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy cho biết các ý kiến sau, ý kiến nào đúng/sai? Vì sao?

a. Học sinh còn nhỏ tuổi nên không có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

b. Xem trộm thư mà không làm rách, không chiếm đoạt nội dung thư thì không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

c. Thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.

d. Trong trường hợp cần thiết thì ai cũng có quyền kiểm tra tin nhắn, thư, điện báo của người khác..

Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy xử lí các tình huống sau:

Nghe tin em trai mình thường xuyên bị bạn cùng lớp là T bắt nạt. V đã rủ bạn chặn đường đánh T để dạy dỗ và cấm T không được tiếp tục bắt nạt bạn bè nữa.

Theo em, hành vi của V có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của T không? Vì sao?

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
BCCBADCA
Câu 9Câu 10Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16
ADCBDBCD
Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24
AABADBCA

       B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1: 

a. Quyền tự do ngôn luận, báo chí của công dân được định nghĩa là:

- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân

- Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử (email, facebook, zalo…) hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…).

- Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. Báo chí có vai trò là phương tiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.

b. Biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:

- Mọi người được tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình dối với mọi lĩnh vực của dời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc dưới bản diện tử hay dưới hình thức khác.

- Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in theo quy định pháp luật.

- Công dân được chủ động tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ việc thực hiện quyền này theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.

- Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của người khác. Pháp luật nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Câu 2:

HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân để xác định được các ý kiến đúng hay sai dưới đây và giải thích vì sao:

- Thông tin a. Sai, vì HS dù còn nhỏ tuổi nhưng vẫn là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nên vẫn có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Thông tin b. Sai, vì hành vi xem thư của người khác khi chưa có sự đồng ý là xâm phạm trái phép thư tín, xâm phạm đời sống riêng tư của người khác.

- Thông tin c. Đúng, vì thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là chấp hành quy định của pháp luật, ngăn chặn các hành vi xâm phạm trái phép thư tín, điện thoại, điện tín, đảm bảo sự an toàn đời sống riêng tư của công dân. Việc này sẽ hạn chế những hậu quả xấu do hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây ra, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.

- Thông tin d. Sai, vì chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và chỉ có các cơ quan có thẩm quyền mới được kiểm tra tin nhắn, thư, điện báo của người khác.

Câu 3:

HS vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi:

Hành vi của V đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của T. Hành vi của V không có căn cứ pháp lí, là sự xâm phạm trái phép đến sức khoẻ của T và có thể khiến T phải chịu những hậu quả không tốt.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Kinh tế pháp luật 11 cánh diều, đề thi [..]

Bình luận

Giải bài tập những môn khác